Chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật

Chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật
Công ty Dekalb Việt Nam (chi nhánh tập đoàn Monsanto, Hoa Kỳ) phối hợp cùng trung tâm khuyến nông và Sở Nông nghiệp các tỉnh thành thuộc khu vực Nam Bộ khởi động chương trình “Điểm chuyển giao tiến bộ KHKT nông nghiệp Dekalb” năm 2013.
Cán bộ Công ty Dekalb
Cán bộ Công ty Dekalb.

Ngay trên cánh đồng ngô bát ngát tại tỉnh Đồng Nai, hơn 600 nông dân được các chuyên gia nông nghiệp hướng dẫn các kỹ thuật canh tác, chọn giống ngô và quản lý đồng ruộng tiên tiến nhất trên thế giới.

Điểm chuyển giao tiến bộ KHKT nông nghiệp Dekalb là sáng kiến do công ty Dekalb Việt Nam phối hợp với Trung tâm Khuyến nông, Sở Nông Nghiệp các tỉnh, thành trên toàn quốc khởi xướng, nhằm mục tiêu nâng cao trình độ KHKT nông nghiệp cho nông dân, giúp họ có thể nâng cao năng suất, giảm thiểu chi phí canh tác, tăng thu nhập và cải thiện cuộc sống.

Chương trình được thực hiện thông qua mô hình các chuyên gia nông nghiệp đầu ngành trực tiếp trình diễn ngay trên đồng ruộng cho nông dân các kiến thức chọn giống ngô phù hợp với đặc điểm từng mùa vụ, kiến thức về thâm canh, luân canh cũng như các kỹ thuật canh tác và chăm sóc ngô tiên tiến nhất.

Năm 2013, chương trình được khởi động bằng “Hội thảo chuyển giao tiến bộ KHKT Dekalb” tại Đồng Nai từ ngày 28 đến 30 tháng 3 năm 2013 cho nông dân tại các tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu, An Giang, Bình Thuận và dự kiến sẽ được tiếp tục tổ chức tại các tỉnh thành khác trên toàn quốc như Sơn La, Phú Thọ, Thanh Hoá – Nghệ An, Tây Nguyên, …

“Trong vòng 5 năm trở lại đây, năng suất ngô của nước ta vẫn thấp, chỉ đạt 80,8% năng suất ngô trung bình thế giới và 42,6% so với Mỹ (FAOTAT, 2011), nguyên nhân chủ yếu thiếu kiến thức về chọn giống và kỹ thuật canh tác ngô phù hợp với điều kiện tự nhiên của vùng, mùa vụ.

Chính vì thế, sự hợp tác của các tập đoàn nông nghiệp hàng đầu trên thế giới với khuyến nông các tỉnh, thành trong chuyển giao các kiến thức KHKT tiên tiến nhất tới bà con là hết sức quan trọng và cần phải duy trì thường xuyên để có thể giúp bà con chủ động trong canh tác, tối ưu hoá năng suất thu hoạch, góp phần cải thiện cuộc sống cho chính họ” - Bà Trần Thị Thiên Hương, Phó phòng Nông nghiệp trung tâm khuyến nông khuyến ngư tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu chia sẻ.

Trên cánh đồng ngô hơn 20.000m2, bà con nông dân đã được lần lượt tham quan khu vực giới thiệu giống, khu vực chuyển giao kỹ thuật canh tác và khu vực khảo nghiệm giống.

Tại khu vực giới thiệu giống, các chuyên gia nông nghiệp đã hướng dẫn cho bà con chi tiết về đặc điểm nông học của bộ giống ngô lai Dekalb cũng như thống kê về năng suất thực tế thu được qua áp dụng giống ngô Dekalb trong 5 năm tại hơn 300 điểm khảo nghiệm cho mỗi giống, từ đó có được kiến thức chuẩn xác để chọn đúng giống cho từng mùa vụ và điều kiện thổ nhưỡng của vùng.

Tại khu vực chuyển giao kỹ thuật canh tác, các chuyên gia đã hướng dẫn cho bà con “Kỹ thuật trồng dày” – kỹ thuật canh tác áp dụng cho bộ giống ngô lai Dekalb gieo trồng với mật độ dày hơn bằng việc thu hẹp khoảng cách giữa các cây và giữa các hàng ngô để tăng năng suất ngô trên cùng một diện tích gieo trồng, từ đó tăng thu nhập của bà con sau khi thu hoạch.

Đồng thời, nông dân cũng đã được hướng dẫn chi tiết về thời gian cũng như phương pháp bón phân, sử dụng thuốc trừ sâu, bệnh cho cây cũng như các “bí quyết” xử lý hạt giống trước khi gieo trồng để khai thác tối ưu tiềm năng giống.

Tại khu vực khảo nghiệm giống, nông dân tại địa bàn đã tìm hiểu về quy trình tuyển chọn và khảo nghiệm giống hết sức khắt khe của công ty Dekalb để có thể đem đến giống ngô lai có tiềm năng năng suất tối ưu nhất cho nông dân.

Theo Hỗ trợ
MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.