Chuyên gia vẫn hoài nghi về công nghệ xử lý ô nhiễm sông Tô Lịch

 Đại diện Viện Công nghệ môi trường lấy mẫu nước sông tô Lịch để kiểm tra sáng 20/5
Đại diện Viện Công nghệ môi trường lấy mẫu nước sông tô Lịch để kiểm tra sáng 20/5
TPO - Sau 3 ngày thực hiện xử lý, làm sạch 300 mét sông Tô Lịch bằng công nghệ Nano đoạn sông từ Bưởi đến nút giao Bưởi - Hoàng Quốc Việt, sáng 20/5 đại diện Viện Công nghệ môi trường đã tiến hành lấy mẫu nước sông Tô Lịch để kiểm tra chất lượng nguồn nước. Trong khi đó, một số chuyên gia vẫn hoài nghi về công nghệ xử lý này.

Sáng nay, trả lời các câu hỏi của phóng viên tại hiện trường, đại diện tổ lấy mẫu nước - Viện Công nghệ môi trường cho biết: Đơn vị lấy mẫu giám định chất lượng nước trên sông Tô Lịch để kiểm tra và đối chiếu với thời điểm chưa xử lý. Dự kiến, sau 7 làm việc, các mẫu nước lấy ngày 20/5 sẽ có kết quả giám định, tuy nhiên đánh giá nhanh một vài chỉ số nồng độ oxy, PH… trong nước, đại diện Viện Công nghệ môi trường cho rằng, các chỉ số này đã được cải thiện tại vị trí đặt máy Nano – Bioreactor, điều này làm cho mùi hôi của nước sông Tô Lịch tại đây cũng giảm rõ rệt.

Nhằm tìm kiếm các giải pháp làm xử lý ô nhiễm cho sông Tô Lịch từ ngày 16/5, thành phố Hà Nội đã cho triển khai dự án thí điểm xử lý, làm sạch 300 mét sông Tô Lịch và một góc Hồ Tây bằng công nghệ Nano-Bioreactor của Nhật Bản. Theo Công ty CP Cải thiện mội trường Nhật Việt (JVE) - đơn vị triển khai thí điểm dự án, cách trang bị, lắt đặt thiết bị và sử dụng rất dễ dàng.

Cụ thể, để xử lý ô nhiễm nước sông Tô Lịch, đơn vị đã đặt các tấm vật liệu Bioreactor cố định xuống lòng sông, bên trong các tấm vật liệu là máy sục khí Nano. Cùng với tấm vật liệu Bioreactor, máy sục khí Nano hoạt động sẽ làm sạch mước sông sủi bọt.  

Ghi nhận nước sông Tô Lịch tại vị trí đặt các máy sục Nano cũng như các đoạn kéo dài sau đó về phía hạ lưu phía Cầu Giấy, Ngã Tư Sở trong ngày 20/5, PV Tiền Phong ghi nhận, nước sông Tô Lịch đoạn từ dốc Bưởi đến nút giao Hoàng Quốc Việt có 3 vị trí đặt các máy sục Nano dưới lòng sông, mỗi vị trí có từ 3 đến 4 máy sục. Nguyên lý hoạt động của các máy là chạy bằng điện, thân máy đặt ngập  2/3 trong nước, khi hoạt động máy sẽ làm nước sông tại vị trí đặt sủi bọt trắng.

Túc trực tại vị trí đặt máy là cầu T11 nối đường Bưởi với phố Quan Hoa từ ngày 16/5 đến nay, anh Trương Văn Việt nhân viên Công ty JVE cho biết, máy hoạt động ổn định cả ngày lẫn đêm. “Ban đầu tại vị trí lắp đặt máy, nước sông thường nổi vạng, không nhìn thấy đáy bùn và mùi hôi rất khó chịu, tuy nhiên đến hôm nay, nước đã hết nổi vạng, nhìn thấy bùn đáy sông và mùi hôi cũng giảm nhiều”, anh Việt nói. Ghi nhận tại đây chúng tôi thấy rằng, nước sông có giảm váng cặn, mùi hôi nhưng màu được vẫn đen kịt. Với các đoạn phía sau vị trí đặt máy khoảng 20 đến 30 mét, nước vẫn nổi vạng, đen ngầu và bị ô nhiễm không khí bởi mùi hôi nồng nặc.

Chỉ là giải pháp phần ngọn

Ủng hộ các giải pháp, công nghệ mới để xử lý ao hồ Hà Nội, tuy nhiên khi đề cập đến giải pháp xử lý ô nhiễm nước sông Tô Lịch bằng công nghệ Nano-Bioreactor, TS Nguyễn Văn Khải – chuyên gia lĩnh vực xử lý ô nhiễm, bảo vệ môi trường cho rằng, giải pháp trên là xử lý ô nhiễm tại chỗ, cục bộ chỉ có thể áp dụng với những ao hồ hẹp có có mực nước đứng yên. Với sông Tô Lịch có chiều dài hơn 14 km, nước liên tục chảy, nguồn chảy lại từ các mương, cống xả nước thải của người dân thì giải pháp này chưa thật phù hợp.

Chuyên gia vẫn hoài nghi về công nghệ xử lý ô nhiễm sông Tô Lịch ảnh 1

Chủ công của dựn án là các máy sục khí Nano được đặt dưới lòng sông tô lịch để xử ký ô nhiễm nước.

Theo ông Khải, thí điểm để biết, đánh giá giải pháp thì được còn nhân rộng ông cho rằng khó mà mang lại hiệu quả như mong đợi. Dẫn chứng cho nhận định này, TS Khải cho rằng, thứ nhất: để giải quyết ô nhiễm nước sông Tô Lịch không thể xử lý từng đoạn, do vậy nếu đặt máy dọc 14 km sẽ bao nhiêu máy, bao nhiêu bột xử lý; thứ hai: Công nghệ đây chỉ xử lý màu, mùi nước, vậy các phần lắng cặn của bùn, rác thải ai sẽ nạo vét hàng năm?

PGS-TS Bùi Thị An, Viện trưởng Viện Tài nguyên môi trường và phát triển cộng đồng cho rằng, mặc dù công nghệ Nhật Bản thì rất tốt, tuy nhiên giải pháp cần đồng bộ và bền vững. Không thể xử lý thí điểm, làm một vài đoạn rồi sau đó áp dụng đại trà thấy khó khăn về mọi thứ, đặc biệt là kinh phí cao thì lại thôi. Theo bà An, để giải quyết được ô nhiễm nước trên sông Tô Lịch, giải pháp căn bản nhất vẫn là ngăn ngừa, thu gom, xử lý được toàn bộ hệ thống nước thải của người dân ở hai bên bờ. Nếu không làm được việc này thì mọi giải pháp chỉ là phần ngọn.

Đánh giá về giải pháp xử lý ô nhiễm nước sông Tô Lịch bằng công nghệ Nano-Bioreactor tại buổi trao đổi với báo chí giữa tháng 4 vừa qua, ông Võ Tiến Hùng, Tổng Giám đốc Cty Thoát nước Hà Nội cho rằng: Việc sử dụng công nghệ của Nhật Bản để làm sạch sông Tô Lịch rất khó khả thi, do hiện nay mực nước sông rất thấp và không có dòng chảy lưu thông, chỉ có nước thải nên việc đưa máy sục trên con sông dài 13 km là không ổn.

MỚI - NÓNG
Chiều nay, TPHCM có nơi mưa rất to
Chiều nay, TPHCM có nơi mưa rất to
TPO - Những ngày giữa tháng 10, thời tiết TPHCM và các tỉnh, thành Nam bộ phổ biến có mưa, mưa rào rải rác đến nhiều nơi. Khả năng sẽ có những đợt mưa trên diện rộng với một vài nơi có mưa vừa, mưa to đến rất to kéo dài một vài ngày.