Chuyên gia lý giải việc 1.300 cây đổ trong cơn dông

Phần lớn những cây bị đổ sau trận dông chiều 13/6 tại Hà Nội có rễ chùm. Ảnh: Hoàng Anh.
Phần lớn những cây bị đổ sau trận dông chiều 13/6 tại Hà Nội có rễ chùm. Ảnh: Hoàng Anh.
Theo các chuyên gia, phần lớn những cây bị gãy, đổ sau trận dông lịch sử 13/6 tại Hà Nội là cây rễ chùm, bán kính rễ nhỏ, cành giòn, dễ gãy.

Theo thống kê của Sở Xây dựng Hà Nội, sau trận dông lốc chiều 13/6, 1.300 cây xanh bị bật gốc, gãy, đổ, đè chết 2 người, làm thương nhiều người... Phần lớn là các cây rễ nông, ăn ngang, cành dòn như muồng, bằng lăng, phượng.

Giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Lân Dũng (Đại học Khoa học Tự nhiên) khẳng định, trước mùa mưa bão, đơn vị quản lý cây xanh cần tiến hành chu đáo việc cắt tỉa cành, lá những cây có khả năng đổ; đồng thời thay thế cây bị mối mọt, sâu đục thân. Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với thay thế hàng loạt cây cả tuyến phố.

“Cần có một đợt khảo sát tỉ mỉ và trung thực về thực trạng của 1.300 cây vừa bị gẫy đổ sau đợt dông lốc vừa qua. Từ đó, rút ra những bài học kinh nghiệm cần thiết cho quá trình trồng cây sau này” - giáo sư Nguyễn Lân Dũng nói.

Giáo sư - tiến sĩ Ngô Quang Đê (Hội Sinh vật cảnh Việt Nam) cho biết, chuyện cây đổ có nhiều lý do. Dông lốc là nguyên nhân nhưng có thể thấy những cây bị đổ vừa qua là do rễ không phát triển được, bán kính rễ nhỏ, tán rộng, cành lá nhiều.

Theo giáo sư Đê, trong đô thị thường có hai loại cây là cây đường phố và sân vườn riêng. Nhiều cây đổ vừa qua lại là cây sân vườn chứ không phải cây đường phố như cây phượng, cây muồng. Đặc tính của những cây này là rễ chùm, cành giòn, dễ gẫy.

“Nếu trồng ở đường phố nên chọn cây có tán gọn, có hoa. Tôi đã từng gợi ý nên trồng cây sở vì loại cây này tán gọn, xanh quanh năm và cải thiện môi trường tốt”, ông Đê nói.

Theo đánh giá của giáo sư, một trong những bất cập trong quy hoạch cây xanh tại Hà Nội là do các nhà kiến trúc chứ thực hiện không phải do những nhà làm cây xanh.

“Chúng ta muốn phát triển tốt phải tìm hiểu xem cây này phù hợp với đất nào, đất ở nơi đó ra sao và điều kiện kinh tế - xã hội như thế nào. Hiện, việc trồng cây ở các tuyến đường Hà Nội thiếu sự góp ý của các chuyên gia cây xanh đô thị”, ông Đê nhấn mạnh.

Đồng quan điểm, giáo sư Đặng Huy Huỳnh, Phó chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam, cho rằng, với cơn gió lốc mạnh vừa qua, khó tránh khỏi chuyện cây xanh bị bật gốc.

"Những cây rễ chùm, không ăn sâu xuống đất, tán lá rộng thì không nên trồng ở đô thị như Hà Nội. Chỉ nên trồng cây tán nhỏ, rễ cây ăn sâu chịu được gió bão", giáo sư Đặng Huy Huỳnh nhấn mạnh.

Theo Theo Zing
MỚI - NÓNG
Cụ bà 102 tuổi vẫn ‘hít đất’ hằng ngày, đi xe máy hàng chục cây số
Cụ bà 102 tuổi vẫn ‘hít đất’ hằng ngày, đi xe máy hàng chục cây số
TPO - Ở cái tuổi xưa nay hiếm, cụ Nguyễn Thị Kết, 102 tuổi, ở xã Long Hà (huyện Phú Riềng, tỉnh Bình Phước) vẫn vô cùng khỏe mạnh, ngồi xe máy đi hàng chục cây số, tập thể dục hít đất mỗi ngày, chinh phục được tòa nhà cao nhất Việt Nam. Cụ vẫn nhớ được hết tên cùng tính cách của toàn bộ con, cháu trong gia đình.
Hà Nội đề xuất có 4 thành phố trực thuộc
Hà Nội đề xuất có 4 thành phố trực thuộc
TPO - Theo định hướng đến năm 2050, Thủ đô có hai TP trực thuộc là Khoa học & Đào tạo Hòa Lạc với TP phía Bắc bao gồm địa giới hành chính huyện Sóc Sơn, Mê Linh và một phần Đông Anh; nghiên cứu hình thành thêm TP Du lịch ở khu vực Sơn Tây – Ba Vì và TP sân bay phía Nam ở Phú Xuyên – Ứng Hòa.