Chuyên gia lý giải chuyện điểm sàn 'kịch trần'

0:00 / 0:00
0:00
SVVN - Các chuyên gia lý giải một số vấn đề vì sao điểm chuẩn đại học của nhiều ngành gần chạm ngưỡng tuyệt đối 29,95, trong kỳ tuyển sinh năm 2022.

Năm 2022, khối ngành Khoa học Xã hội Nhân văn có điểm chuẩn rất cao. Việc trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐHQG Hà Nội), gồm 3 ngành Đông phương học, Quan hệ công chúng và Hàn Quốc học ở tổ hợp xét tuyển khối C00 lấy mức điểm chuẩn cao nhất, lên tới 29,95.

Theo GS. TS Hoàng Anh Tuấn - Hiệu trưởng trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, đây là điều không bất ngờ khi mức điểm chuẩn của các ngành này tăng cao hơn so với năm 2021 và gần tiệm cận với mức điểm tuyệt đối. Các ngành như Quan hệ công chúng, Đông Phương học, Hàn Quốc học; Khoa học quản lý có trên dưới 2.000 nguyện vọng đăng ký xét tuyển đẩy tỷ lệ chọi lên rất cao. Tính riêng ngành Báo chí, tỷ lệ chọi là 1/500 bởi trung bình tổ hợp C00 lấy 5 em trong khi có tới trên 2.500 nguyện vọng đăng ký xét tuyển.

Chuyên gia lý giải chuyện điểm sàn 'kịch trần' ảnh 1

Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT. Ảnh: DƯƠNG TRIỀU

Còn tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền, ngành lấy điểm chuẩn cao nhất là Truyền thông Đa phương tiện, ở tổ hợp C15 với 29,25 điểm xét trên thang điểm 30.

Trường ĐH Sư phạm Hà Nội năm nay có ngành Sư phạm Ngữ văn và Sư phạm Lịch sử có điểm đầu vào cao nhất ở tổ hợp C00 với 28,5 điểm.

Nhóm ngành Công nghệ thông tin cũng nằm trong top đầu về điểm chuẩn năm nay. Tại trường ĐH Công nghệ (ĐHQG) Hà Nội, đây là ngành có điểm trúng tuyển cao nhất với 29,15 điểm, cao hơn năm ngoái 0,4 điểm.

Trong khi đó, tại trường ĐH Bách khoa Hà Nội, có 5 ngành/chương trình đào tạo không sử dụng phương thức xét tuyển dựa vào kết quả thi tốt nghiệp THPT 2022, đều thuộc nhóm ngành Công nghệ thông tin. Đại diện nhà trường cho biết, đây là những ngành có tính cạnh tranh cao nhất, nếu sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT 2022 có thể đẩy điểm chuẩn lên "đụng trần".

Theo PGS. TS Nguyễn Phong Điền, Phó Hiệu trưởng trường ĐH Bách khoa Hà Nội, đây là 5 chương trình có tính cạnh tranh cao nhất, nếu sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT thì sẽ đẩy điểm chuẩn những chương trình này lên "đụng trần".

Theo nhà trường, việc phải đặt ra điểm chuẩn quá cao là bất đắc dĩ, và điều này thể hiện một môi trường tuyển sinh không thực sự lành mạnh, bởi có nguy cơ đánh trượt nguyện vọng 1 cả những thí sinh xuất sắc.

Một số ngành có mức điểm trúng tuyển cao dẫn đầu theo phương thức xét tuyển bằng kết quả thi tốt nghiệp THPT của trường ĐH Bách khoa Hà Nội: Công nghệ thông tin: Kỹ thuật Máy tính 28,29 điểm; Kỹ thuật Điều khiển - Tự động hóa 27,61 điểm; Công nghệ thông tin (Việt - Nhật) 27,25 điểm… nhưng đây lại không phải là những ngành có điểm chuẩn theo phương thức đánh giá tư duy cao nhất.

Theo phân tích GS. TSKH Nguyễn Đình Đức, Trưởng Ban Đào tạo, ĐHQG Hà Nội, trên thực tế, Bộ GD - ĐT đã điều chỉnh đề thi tốt nghiệp THPT để tránh "mưa" điểm 10, do đó sẽ khó có chuyện 30 điểm vẫn trượt đại học. Tuy nhiên, nhìn vào những con số thống kê cụ thể, có thể thấy điểm kết quả thi tốt nghiệp THPT năm nay vẫn cao.

Theo đó, với môn Ngữ văn, số bài thi đạt điểm 7 trở lên đạt 42,28%, trong khi tỷ lệ này năm ngoái là 41,7%. Môn Lịch sử, năm 2021, số điểm 8 trở lên là 5,44%, thì năm nay tỷ lệ thí sinh đạt điểm 8 trở lên là 18,1%. Do đó, tổ hợp xét tuyển có cả môn Văn và Sử sẽ có điểm rất cao.

Điều này lý giải điểm chuẩn của nhóm ngành Khoa học Xã hội & Nhân văn, đặc biệt là điểm khối C ở nhiều trường tăng mạnh.

Với môn Toán, số bài thi đạt điểm 8 trở đạt 21,8%. Môn Vật lý, số bài thi đạt điểm 8 trở lên đạt 22,74%. Môn Hóa học, số bài từ 8 điểm trở lên đạt 27,8%. Môn Giáo dục công dân, số bài đạt điểm 8 trở lên đạt 61,85%. Môn Tiếng Anh năm nay đã có sự điều chỉnh rõ rệt so với năm ngoái. Nếu năm ngoái tỷ lệ bài đạt 8 điểm trở lên là 18,3% thì năm nay, tỷ lệ này là 11,9%.

GS. TSKH Nguyễn Đình Đức cho rằng, với phổ điểm có tỷ lệ Giỏi cao như trên của kỳ thi tốt nghiệp THPT, dễ hiểu tại sao ngày càng nhiều trường đại học, nhất là các trường lớn, uy tín, phải tổ chức các kỳ thi riêng, kỳ thi ĐGNL để tuyển chọn thí sinh có chất lượng tốt cho mình.

MỚI - NÓNG
Thí sinh chưa đỗ tốt nghiệp THPT 2024 sẽ có đề thi riêng
Thí sinh chưa đỗ tốt nghiệp THPT 2024 sẽ có đề thi riêng
SVVN - Bộ GD - ĐT đã có thông tin chính thức về việc tổ chức thi tốt nghiệp THPT cho thí sinh chưa đỗ kỳ thi năm 2024. Theo đó, từ năm 2025, những học sinh chưa đỗ Kỳ thi Tốt nghiệp năm 2024 và những năm trước đó sẽ được tổ chức thi tốt nghiệp đúng nội dung chương trình giáo dục phổ thông đã được học, theo tinh thần đảm bảo đầy đủ quyền lợi của học sinh.

Có thể bạn quan tâm

Từ 24 - 28/4, Bộ GD - ĐT sẽ cho thí sinh là học sinh lớp 12 thử đăng ký dự thi trực tuyến

Từ 24 - 28/4, Bộ GD - ĐT sẽ cho thí sinh là học sinh lớp 12 thử đăng ký dự thi trực tuyến

SVVN - Bộ GD-ĐT vừa ban hành kế hoạch số 299/KH-BGDĐT về việc tổ chức Hội nghị tập huấn quy chế và nghiệp vụ tổ chức Kỳ thi Tốt nghiệp THPT năm 2024. Từ 24/4 đến 28/4, Bộ sẽ tổ chức cho thí sinh là học sinh lớp 12 thử đăng ký dự thi trực tuyến trên Hệ thống quản lý thi. Thí sinh sẽ đăng ký dự thi chính thức từ 2/5 đến 17h ngày 10/5.
Chuyên gia mách nước để vượt qua áp lực thi cử

Chuyên gia mách nước để vượt qua áp lực thi cử

SVVN - “Giá trị con người không nằm ở điểm số, nhưng nó giúp con đường đi sau này dễ dàng hơn, nếu các bạn có mục tiêu và hoạch định được con đường đi của mình”, ThS Tâm lý Trần Thị Thanh Trà - giảng viên trường ĐH Mở TP. HCM chia sẻ tại chương trình "Hỗ trợ tâm lý học đường - đưa chuyên gia đến với trường học", sáng 8/4, tại trường THPT Nguyễn Chí Thanh (Q. Tân Bình, TP. HCM).