Chuyên gia khuyên ‘chiến binh sói’ Trung Quốc hạ giọng

Nhiều Chuyên gia Trung Quốc cho rằng thúc đẩy chủ nghĩa dân tộc chỉ càng đẩy thế giới ra xa nước này. (Ảnh: AP)
Nhiều Chuyên gia Trung Quốc cho rằng thúc đẩy chủ nghĩa dân tộc chỉ càng đẩy thế giới ra xa nước này. (Ảnh: AP)
TPO - Các học giả và cố vấn chính sách đối ngoại hàng đầu của Trung Quốc khuyên những “chiến binh sói” của nước này hạ giọng vì chủ nghĩa dân tộc hung hăng chỉ đẩy thế giới ra xa Trung Quốc hơn. 

Một làn sóng dân tộc chủ nghĩa trỗi dậy ở Trung Quốc khi nước này trên đà hồi phục sau khi đại dịch xảy ra, với các nhà ngoại giao và báo chí nhà nước gia tăng chiến dịch bảo vệ Trung Quốc và chỉ trích nước khác cáo buộc Bắc Kinh có lỗi khiến dịch bệnh lây lan khắp thế giới. 

Kiên quyết khẳng định thành công của Bắc Kinh trong khống chế dịch bệnh và khó chịu với những chỉ trích từ bên ngoài, những “chiến binh sói” này tận dụng mạng xã hội và báo chí để bảo vệ Trung Quốc. 

Nhưng một số cố vấn chính sách đối ngoại hàng đầu của Trung Quốc nói rằng chủ nghĩa dân tộc hung hăng chỉ đẩy thế giới ra xa Trung Quốc hơn. 

“Mục đích của họ là đề cao hệ thống chính trị của Trung Quốc và xây dựng hình ảnh Trung Quốc là một nhà lãnh đạo thế giới trong xử lý cuộc khủng hoảng y tế toàn cầu”, Shi Yinhong, một giáo sư về quan hệ quốc tế tại ĐH Nhân dân Trung Quốc, nói trong hội thảo trực tuyến mà trường này tổ chức ngày 8/5.

“Nhưng vấn đề là những nỗ lực đó đã không nhận ra tính phức tạp trên vũ đài toàn cầu khi đại dịch hoành hành, và họ đã làm quá vội, quá sớm và quá ồn ào, vì thế đã có khoảng cách lớn giữa điều họ muốn và điều có thể đạt được”, ông Shi nói. 

Ông Shi là một cố vấn của Quốc vụ viện Trung Quốc từ năm 2011. Bài phát biểu vừa rồi của ông được đăng trên tài khoản mạng xã hội chính thức của trường từ hôm 11/5. 

Ông cũng cho rằng Trung Quốc nên thay đổi cách làm “càng sớm càng tốt” để có cách xử lý nhiều sắc thái hơn đối với tư tưởng chống Trung Quốc đang gia tăng trong giới làm chính sách ở Washington. 

“Khi cả báo chí chính thống và không chính thống đều có giọng điệu hung hăng khi đưa tin về Mỹ, điều đó không có lợi để thay đổi tình cảm của dư luận”, ông nói. Ông gợi ý rằng Bắc Kinh nên chỉ đạo một số cơ quan báo chí chính thống viết bài theo giọng điều hoà giải hơn. 

Học giả này cũng kêu gọi dừng tranh cãi về nguồn gốc viru “vì điều này sẽ chỉ làm nghiêm trọng hơn trò đổ lỗi giữa Mỹ và Trung Quốc” và cho rằng phải mất thời gian để tìm ra câu trả lời. 

Triệu Lập Kiên, một phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, là một trong những “chiến binh sói” hăng hái nhất. Những thông điệp trên Twitter của ông này đề cao thuyết âm mưu cho rằng Mỹ có thể đã mang virus đến Vũ Hán, nơi đầu tiên bùng phát dịch COVID-19. 

Đại sứ Trung Quốc tại Pháp Lô Sa Dã từng bị Bộ Ngoại giao Pháp triệu tập đến để giải thích bài viết trên trang web của Đại sứ quán cho rằng Pháp đã bỏ mặc người già trong các viện dưỡng lão chết vì virus corona. 

Hãng thông tấn Xinhua gây tranh cãi với bài viết gợi ý rằng Mỹ và thế giới “nợ Trung Quốc một lời xin lỗi và cảm ơn” vì nỗ lực chiến đấu với đại dịch. 

Trong một hội thảo trực tuyến khác do ĐH Nhân dân tổ chức ngày 10/5, Zhu Feng, trưởng khoa quan hệ quốc tế tại ĐH Nam Kinh, nói rằng “các chiến binh sói” đã làm xấu thêm căng thẳng giữa Bắc Kinh và Washington, đồng thời kêu gọi Trung Quốc bình ổn tình hình và điều chỉnh chính sách đối ngoại. 

Yan Xuetong, một trong những học giả hàng đầu về đối ngoại và an ninh ở Trung Quốc, cũng chỉ trích ngoại giao Trung Quốc đi theo chủ nghĩa dân tộc. 

Một số báo chí so sánh tiến bộ ở Trung Quốc và châu Âu trong cuộc chiến chống dịch bệnh rồi nói rằng thành công của Trung Quốc là do khác biệt về hệ thống chính trị. Kiểu nói này chỉ gây phản ứng ngược ở một số nước vẫn đang phải đối phó với dịch bệnh. Bất kỳ sự chỉ trích trực tiếp hay gián tiếp nào về hệ thống chính trị ở của nước khác cũng chỉ làm trầm trọng thêm xung đột về ý thức hệ”, ông Yan nói trong bài trả lời phỏng vấn tạp chí Caixin ngày 30/4. Ông Yan là giáo sư về quan hệ quốc tế tại ĐH Thanh Hoa và là cố vấn cho Hội đồng an ninh quốc gia. 

Dù là người có tiếng là diều hâu trong chính sách đối ngoại, ông Yan vẫn thấy rằng Trung Quốc cần hành động hợp lý hơn, không nên để tư tưởng dân tộc bao trùm chính sách. 

Theo Theo SCMP
MỚI - NÓNG
Bộ Công an yêu cầu Bình Thuận cung cấp hồ sơ các dự án điện mặt trời
Bộ Công an yêu cầu Bình Thuận cung cấp hồ sơ các dự án điện mặt trời
TPO - Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an có công văn gửi UBND tỉnh Bình Thuận yêu cầu cung cấp chứng cứ, tài liệu liên quan việc lập, thẩm định và phê duyệt bổ sung các dự án điện mặt trời nối lưới tại tỉnh vào Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia và Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2016 - 2020.
Vì sao hơn 10 năm chưa xử lý dứt điểm vi phạm của doanh nghiệp?
Vì sao hơn 10 năm chưa xử lý dứt điểm vi phạm của doanh nghiệp?
TPO - Sau khi Báo Tiền Phong đăng bài “Để doanh nghiệp tự mua ruộng làm xưởng, huyện cấp phép vượt thẩm quyền”, Công ty TNHH Công nghiệp Huarong (Công ty Huarong, có vốn đầu tư của người Trung Quốc) có văn bản yêu cầu báo "gỡ ngay" bài viết. PV báo Tiền Phong nhiều lần liên hệ làm việc nhưng công ty này không hợp tác...