Chuyện chưa kể về nhà văn Bà Tùng Long

Chuyện chưa kể về nhà văn Bà Tùng Long
TPO - Cách đây hơn 60 năm, khi mà số nhà văn nữ ở Việt Nam còn đếm trên đầu ngón tay, xã hội vẫn còn nặng nếp sống phong kiến... Bà Tùng Long đã được độc giả, nhất là những độc giả nữ thời đó yêu thích. 

 Theo nhà văn Nguyễn Đông Thức- Con trai thứ của nhà văn Bà Tùng Long (1915- 2006) trước năm 1975, mẹ ông là người chuyên viết tư vấn tâm lý cho 2 báo là tờ Sài Gòn Mới và Tiếng Vang. Hiện ông còn giữ cả ngàn bài báo tư vấn của mẹ và rất nhiều người sau khi tư vấn đã tới cám ơn mẹ ông bằng nhưng món quà ý nghĩa. Trong đó có một thanh niên trẻ dù chưa gặp mẹ ông bao giờ nhưng đã tới thăm, tặng mẹ ông một chiếc khánh vàng có giá trị.

Nhà văn Nguyễn Đông Thức kể trước 1975, khi nhận làm tư vấn tâm lý cho các báo, hàng ngày Bà Tùng Long đều nhận được cả trăm bức thư tâm tình, nhờ tư vấn về tình yêu, hôn nhân gia đình hay nhờ chỉ hướng giải quyết cho những mâu thuẫn vợ chồng, con cái, họ hàng lối xóm.... Nhiều thư quá bà phải nhờ con trai mở giúp từng bức thư để bà đọc, viết trả lời trên báo hay viết thư riêng cho bạn đọc. 

Chuyện chưa kể về nhà văn Bà Tùng Long ảnh 1 Nhà văn Nguyễn Đông Thức  

“Tôi nhớ có một lần sau 1975, có một thanh niên trẻ tìm tới nhà tôi, tặng mẹ tôi một chiếc khánh bằng vàng rất đẹp. Hỏi ra thì thanh niên đó trả lời nhờ có Bà Tùng Long, anh ta mới có mặt trên đời. Theo lời anh ta kể thì ngày xưa, mẹ anh ta lỡ có bầu với một người đàn ông. Sau đó người đàn ông bỏ mặc mẹ anh ta với cái bào thai trong bụng. Mẹ anh ta đã tính phá thai nhưng rồi được Bà Tùng Long khuyên nhủ là nên giữ lại bào thai để làm lại từ đầu. Vì thế người thanh niên đã có mặt trên đời. Anh ta tới cám ơn mẹ tôi vì điều đó”- nhà văn Nguyễn Đông Thức nói.

Không chỉ tư vấn, Bà Tùng Long còn giữ lại những bức thư có nội dụng hay để làm tư liệu cho bà viết các truyện dài kỳ đăng hàng ngày (Feuilleton) trên các báo. Thời cao điểm, bà đã cộng tác với hàng chục tờ báo tại Sài Gòn để viết truyện dài kỳ và cái tên Bà Tùng Long đã trở thành sự bảo đảm số lượng phát hành của nhiều tờ báo. Kết thúc truyện nào đều có nhà xuất bản ký hợp đồng để in thành sách ngay lập tức. Tính ra từ năm 1956 tới 1972, Bà Tùng Long đã ra mắt bạn đọc hơn 40 đầu sách, những cuốn sách của bà đều bán chạy và nhiều cuốn còn được tái bản. 

Chuyện chưa kể về nhà văn Bà Tùng Long ảnh 2 Nhà văn Nguyễn Đông Thức và mẹ- Nhà văn Bà Tùng Long 

Theo nhà văn Nguyễn Đông Thức, cách đây hơn 60 năm, khi mà số nhà văn nữ ở Việt Nam còn đếm trên đầu ngón tay, xã hội vẫn còn nặng nếp sống phong kiến “trọng nam khinh nữ” thì trong các tác phẩm của mình, Bà Tùng Long đã có một cái nhìn rất mới, tân tiến và nhân bản, luôn bênh vực, đề cao vai trò người phụ nữ. Các nhân vật nữ trong truyện của Bà Tùng Long là những người luôn sống tốt, yêu thương và hy sinh cho chồng con, chịu khó lao động, tích cực mưu tìm hạnh phúc cho gia đình và cá nhân, bất chấp những ràng buộc lễ giáo lạc hậu những cũng như luôn thể hiện bản lĩnh, sự tự lập, không vì những quan niệm cổ hủ mà đánh mất lòng tự trọng... Có lẽ nhờ vậy mà truyện của Bà Tùng Long đã được độc giả, nhất là những độc giả nữ thời đó yêu thích. 

Chuyện chưa kể về nhà văn Bà Tùng Long ảnh 3 Chân dung nhà văn Bà Tùng Long 
Nhân ngày sinh nhật lần thứ 104 của Bà Tùng Long (1/8), NXB Trẻ và gia đình vừa phối hợp xuất bản 10 cuốn sách của Bà Tùng Long. Trong đó có 7 cuốn tái bản  Bóng người xưa, Người xưa đã về, Một lần lầm lỡ, Duyên tình lạc bến, Đời con gái, Đường tơ đứt nối, Con đường một chiều và ba tác phẩm in sách lần đầu: Bên hồ thanh thủy, Một vụ án tình, Những ai gieo gió
MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.