Chuyện chưa kể về các thủ khoa: Vượt nghịch cảnh

Thủ khoa ĐH Y Hà Nội năm 2013 Nguyễn Hữu Tiến cùng cha tại phòng trọ
Thủ khoa ĐH Y Hà Nội năm 2013 Nguyễn Hữu Tiến cùng cha tại phòng trọ
Nuôi hoài bão, tạo thành công - Vượt qua những khó khăn trong cuộc sống, mỗi thủ khoa đều ấp ủ một ước mơ, tìm đến tri thức như một hướng đi để thay đổi cuộc đời.

Tiếp tục khổ luyện vượt nghịch cảnh

Ai cũng biết, phần lớn các thủ khoa lớn lên từ vùng quê, có hoàn cảnh gia đình khó khăn. Điển hình, câu chuyện về Nguyễn Hữu Tiến - thủ khoa ĐH Y Hà Nội (năm 2013) và người bố sống ở ống cống kiếm tiền nuôi con ăn học.

Tiến vừa kết thúc năm học đầu tiên tại ĐH Y Hà Nội với điểm tổng kết trên 8 điểm. Do điều kiện kinh tế khó khăn, nên em vừa học vừa phải đi làm gia sư. Một ngày học bận rộn nhất của Tiến bắt đầu từ 6h đến 22h, bao gồm việc học trên lớp và ôn tập tại thư viện.

Mỗi sáng, Tiến chỉ ăn lưng bát cơm nguội cùng muối vừng trước khi đến trường. Bữa trưa tại trường của em là suất cơm 15.000 đồng, sau đó nhịn đến 21-22h về nhà ăn cùng bố mẹ.

Chia sẻ về ước mơ, Tiến cho biết: “Mong muốn lớn nhất của em là sớm có việc làm thêm trong thời gian học để có cơ hội học lên thạc sĩ, tiến sĩ”.

Cùng hoàn cảnh như Tiến, mùa thi năm 2013 Lê Thị Lan, trường THPT Lê Viết Tạo (huyện Hoằng Hóa, Thanh Hóa) - thủ khoa Khoa Luật (khối C) ĐH Quốc gia Hà Nội với 26,5 điểm.

Suốt năm qua, Lan nói: “Mình gần như từ chối mọi lời mời tu tập ăn uống hay vui chơi của lớp phải dùng đến tiền”. Công việc hàng ngày của Lan, ngoài học trên lớp là tham gia câu lạc bộ tình nguyện của trường, làm gia sư môn sử, địa cho một em học sinh lớp 12 để kiếm thêm thu nhập.

Lan hiện cũng đang được học thêm miễn phí tiếng Anh ở lớp bên ngoài của một giảng viên trong khoa. Cô bạn đang ấp ủ việc học song song tại ĐH Ngoại ngữ (ĐH Quốc gia Hà Nội) để lấy bằng kép sau khi tốt nghiệp ra trường.

Mỗi thủ khoa ấp ủ một ước mơ nhưng kế hoạch học tập, mục tiêu phấn đấu luôn được họ đặt ra hết sức rõ ràng. “Điều kiện gia đình chẳng mấy khá giả nên ngoài giờ học, mình phải kiếm đủ mọi việc làm thêm.

Học bổng 322 Bộ GD-ĐT cấp hồi đó chỉ cho em tiền sinh hoạt phí và 15.000 USD tiền học phí/năm, trong khi có quy định, bạn nào chọn trường với mức học phí vượt quá số đó thì phải bù phần chênh lệch.

Thật ra, quy định này ổn cho các anh chị học tiến sĩ hoặc các bạn học ở những trường liên kết với Bộ GD-ĐT. Một phần vì thích, phần do ương "bướng" nên em chọn trường ĐH Auckland không liên kết với Bộ GD-ĐT.

Vì vậy, em phải bù phần chênh lệch vào bằng cách tiết kiệm tiền sinh hoạt phí và đi làm thêm. Trong 2 năm đầu học tại New Zealand, em làm những công việc chân tay như làm nông trại, làm vườn hay rửa bát.

Sang năm thứ ba, bắt đầu có một chút kiến thức chuyên ngành nên em chọn công việc phù hợp hơn như trợ lý kế toán. Kỳ cuối, e làm 2 việc một lúc, vừa để tích lũy kinh nghiệm vừa có tiền bù khoản học phí còn thiếu”, Lê Thanh Phong - thủ khoa ĐH Ngoại thương năm 2008 với số điểm 30/30 bộc bạch.

Hầu hết đều thành công

Mặc dù cuộc sống vẫn còn những thăng trầm nhưng hầu như các thủ khoa đều thành đạt. Thủ khoa ĐH Ngoại thương năm 2008 (với số điểm 30/30), Lê Sơn Phong ở xã Hoằng Minh, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa, sau 6 năm, cậu học trò nghèo ngày nào đã tốt nghiệp ĐH Auckland chuyên ngành tài chính kế toán và làm việc cho một công ty môi giới ngoại tệ tại New Zealand.

Còn Tăng Văn Bình - thủ khoa ĐH Ngoại thương năm 2009, với thành tích học tập xuất sắc, năm 2012 được Bộ GD-ĐT cấp học bổng đi học nước ngoài bằng ngân sách Nhà nước ngành Kinh tế học tại ĐH Clark (Mỹ). Hiện em đang là trợ giảng một số bộ môn cho các giáo sư tại trường.

Lê Minh Thông và Võ Thị Mai Hương đều là thủ khoa 30 điểm của ĐH Ngoại thương năm 2009 cũng đang theo học ngành khoa học máy tính tại ĐH Wisconsin - La Crosse (Mỹ). Nguyễn Tử Mạnh Cường - thủ khoa kép của ĐH Khoa học Tự nhiên - ĐH Quốc gia TP.HCM và ĐH Ngân hàng TP.HCM vào năm 2008 với số điểm tuyệt đối.

Cường đang học năm cuối ngành hạch toán kinh tế của ĐH Green River (Mỹ). Trong những năm học ở nước ngoài, Cường luôn đạt thành tích xuất sắc nên thường xuyên nhận được bằng khen của nhà trường.

Nhiều thủ khoa không đi du học những cũng khá thành công trên bước đường công danh. Phạm Minh Tuấn, thủ khoa 2 trường đại học danh tiếng là Bách khoa TP.HCM (27,5 điểm) và Luật TP.HCM (26,5 điểm) vào năm 1991. Hiện nay anh đang là Tổng Giám đốc Hệ thống thông tin FPT (FPT IS, thuộc tập đoàn FPT).

Thủ khoa ĐH Kinh tế Quốc dân năm 2009 Dương Hoàng Hưng (quê xã Yên Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An) vừa tốt nghiệp đã được một công ty kiểm toán quốc tế nhận làm việc tại Hà Nội. Còn Trương Văn Dương (thủ khoa học viện Cảnh sát với số điểm 29,5) sau khi tốt nghiệp đã được giữ lại làm giảng viên khoa phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao.

Bùi Thị Minh Ngọc, thủ khoa khối C ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐH Quốc gia Hà Nội năm 2008, đã tốt nghiệp loại xuất sắc và đang công tác tại Viện kiểm soát nhân dân tỉnh Quảng Ninh.

Hầu hết các thủ khoa sau khi ra trường đều khá thành công trong sự nghiệp và khẳng định vị trí của mình trong xã hội. Họ chính là những tâm gương để góp phần nhân rộng tinh thần hiếu học, ý chí phấn đấu không ngừng nghỉ.

Theo Theo Tuổi trẻ Thủ đô
MỚI - NÓNG
Chu Thanh Huyền đeo vàng trĩu cổ
Chu Thanh Huyền đeo vàng trĩu cổ
TPO - Trong ngày trọng đại, Chu Thanh Huyền và Quang Hải được gia đình nhà gái và nhà trai trao tặng nhiều quà cưới. Theo ghi nhận, cặp đôi nhận được những món quà giá trị từ gia đình 2 bên gồm nhiều kiềng vàng và nhẫn.