“Chuyện binh nhì” không chỉ dành cho binh nhì

“Chuyện binh nhì” không chỉ dành cho binh nhì
TP- Đã từ lâu, với những người lính chúng tôi, báo Tiền phong đã trở thành người bạn tri kỉ. Sau những giờ huấn luyện mệt nhọc trên thao trường, phút giải lao chúng tôi lại nhẹ nhàng thả hồn vào từng trang viết trên báo.

Sự say mê ấy không chỉ bởi chất trẻ trung, phù hợp với lứa tuổi, cập nhật thông tin đa dạng… của một tờ báo Đoàn mà còn bởi tính giáo dục sâu sắc nhất là trang Hành trang người lính đăng thường kì vào thứ Tư hằng tuần.

Ở đó có những bài viết đã đi sâu, bám sát đời sống, sinh hoạt, học tập công tác của người chiến sỹ, tái hiện sinh động “chất lính” với đầy đủ phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ.

Riêng chuyên mục “Chuyện binh nhì” được nhiều bạn lính trẻ chúng tôi rất tâm đắc vì thể hiện đúng đặc tính thông minh, hóm hỉnh pha chút nghịch ngợm vô tư của những chàng lính trẻ. Thông qua những cái được và chưa được, từng câu chuyện đã góp phần giáo dục nhân cách quân nhân, giúp đội ngũ cán bộ hiểu hơn về nội tâm người chiến sỹ để điều chỉnh phương pháp quản lý, rèn luyện cho phù hợp.

Tuy nhiên, chuyên mục này khoảng hai năm gần đây có vẻ thưa hơn, ít đề cập tới đội ngũ sỹ quan trẻ khiến nhiều người cảm thấy nuối tiếc. Vì vậy, với tình cảm chân thành chúng tôi rất mong trong thời gian tới báo Tiền phong tiếp tục duy trì đều đặn chuyên mục bổ ích ấy với đối tượng rộng hơn như trước đây đã làm; đồng thời thường xuyên liên hệ chặt chẽ với đội ngũ cộng tác viên Quân đội để đa dạng chất lượng tin, bài góp phần xây dựng chuyên trang người lính ngày càng gần gũi, đồng hành cùng chiến sỹ.

Hoàng Đình Thành
(HT:2EB – 51 Hà Đông, Hà Nội)

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.