Chương trình tàu ngầm hạt nhân tỷ đô của Mỹ bị đội vốn, chậm tiến độ

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Hai chương trình tàu ngầm hạt nhân mới nhất của Mỹ đang bị chậm trễ do chi phí gia tăng, năng lực thực hiện của nhà thầu kém và trì hoãn, báo cáo mới cho biết.
Chương trình tàu ngầm hạt nhân tỷ đô của Mỹ bị đội vốn, chậm tiến độ ảnh 1

Một tàu ngầm hạt nhân của Mỹ. (Ảnh: US Navy)

Chi phí chế tạo 12 tàu ngầm hạt nhân lớp Columbia thế hệ mới bị đội vốn đầu tư thêm 3,4 tỷ USD lên khoảng 112 tỷ USD trước khi có thể vận hành con tàu đầu tiên vào năm 2031, Văn phòng trách nhiệm giải trình chính phủ (GAO) viết trong báo cáo thường niên mới nhất về các chương trình chế tạo vũ khí lớn của Mỹ.

Trong năm ngoái, việc chế tạo tàu ngầm tấn công lớp Virginia mẫu mới nhất, “chậm hơn kế hoạch, chi phí chế tạo tiếp tục tăng cao so với mục tiêu ban đầu do yêu cầu cao hơn về nhân lực và các nhân tố khác như lao động ít kinh nghiệm”, Bloomberg dẫn báo cáo.

Các tàu thuộc lớp Columbia sẽ thay thế hạm đội 14 tàu ngầm lớp Ohio, được trang bị tên lửa hạt nhân Trident để trở thành lực lượng tiền phương trong chiến lược răn đe hạt nhân của Mỹ vào cuối thế kỷ này. Đội tàu mới sẽ trở thành một trụ cột trong bộ ba hạt nhân của Mỹ. Hai trụ cột còn lại là tên lửa đạn đạo liên lục địa trên đất liền và vũ khí phóng từ không trung.

Báo cáo dài 252 trang của GAO đưa ra đánh giá về 40 chương trình mua sắm quốc phòng lớn của Mỹ hiện nay, cùng với 4 chương trình lớn trong tương lai và 19 dự án trung hạn. Các tàu ngầm đang trong quá trình chế tạo được hai hãng General Dynamics và Huntington Ingalls Industries đảm nhận.

17 trong số các chương trình lớn mà GAO đánh giá đã bị trì hoãn, trong đó có những dự án bị hoãn nhiều lần, như dự án tàu khu trục DDG-1000 của General Dynamics, máy bay giám sát không người lái MQ-4C Triton của Northrop Grumman, trực thăng vận tải CH-53K của Lockheed Martin, chiếc Không lực một mới cho tổng thống và trực thăng MH-139 Gray Wolf do Boeing chế tạo.

Thách thức Trung Quốc

Khi các nghị sĩ thúc giục Lầu Năm Góc đẩy nhanh tốc độ triển khai các hệ thống mới để đối phó với việc Trung Quốc mở rộng nhanh chóng sức mạnh quân sự, báo cáo của GAO cho thấy thực tế không mấy lạc quan.

“Trong năm nay, chúng tôi tiếp tục thấy số lượng đáng kể các chương trình bị trì hoãn, dù Bộ nhấn mạnh sự cần thiết phải triển khai phương tiện nhanh chóng hơn”, báo cáo viết.

“Trong 20 năm soạn báo cáo thường niên về những nỗ lực mua sắm tốn kém nhất của Bộ Quốc phòng, chúng tôi nhận thấy cam kết nhất quán của các lãnh đạo bộ để cải thiện kết quả, bao gồm nỗ lực gần đây để đẩy nhanh việc việc phát triển và cung cấp năng lực. Tuy nhiên, chúng tôi tiếp tục thấy rằng bộ đã bỏ lỡ những cơ hội để có được hiểu biết phù hợp trước khi đưa ra những quyết định đầu tư quan trọng”, báo cáo đánh giá.

Theo Bloomberg
MỚI - NÓNG