Chương trình KH&CN trọng điểm cấp Nhà nước 2011-2015: Nhiều công trình xuất sắc

Tổng biên tập báo Tiền Phong Lê Xuân Sơn (ngoài cùng bên trái) và ông Nguyễn Xuân Toàn, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển truyền thông KH&CN (ngoài cùng bên phải) tặng hoa cho các khách mời giao lưu. Ảnh: Thanh Hà.
Tổng biên tập báo Tiền Phong Lê Xuân Sơn (ngoài cùng bên trái) và ông Nguyễn Xuân Toàn, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển truyền thông KH&CN (ngoài cùng bên phải) tặng hoa cho các khách mời giao lưu. Ảnh: Thanh Hà.
TP - Nhiều công trình nghiên cứu khoa học xuất sắc, đạt trình độ tương đương với các quốc gia tiên tiến, mang lại hiệu quả kinh tế cao của các nhà khoa học Việt Nam đã được chia sẻ trong buổi giao lưu trực tuyến “Chương trình KH&CN trọng điểm cấp Nhà nước 2011-2015: Giải quyết những vấn đề cấp bách của cuộc sống” do báo Tiền Phong phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển truyền thông KH&CN (Bộ KH&CN) tổ chức sáng qua, 28/9.

Trình độ tiên tiến, lợi ích kinh tế cao

Chương trình KH&CN trọng điểm cấp Nhà nước 2011-2015 đã đạt được cả 4 mục tiêu đề ra là làm chủ công nghệ tiên tiến của thế giới, ứng dụng nghiên cứu phục vụ đời sống xã hội, mang lại hiệu quả kinh tế xã hội và nâng cao tiềm lực khoa học công nghệ quốc gia. Trong khuôn khổ của chương trình gần 200 công nghệ hoặc quy trình kỹ thuật tiên tiến trên thế giới được nghiên cứu, áp dụng.

Nhiều kết quả đạt được trình độ của các nước tiên tiến trên thế giới như sản phẩm vắc –xin rota phòng tiêu chảy ở trẻ, kỹ thuật phẫu thuật nội soi trong điều trị một số bệnh lý tuyến giáp đã thực hiện thành công ở 80 bệnh nhân, khoảng 15 giáo sư và 200 phẫu thuật viên các nước Đông Nam Á và trong nước đến học tập kỹ thuật. Chương trình tạo ra 08 giống lúa có năng suất cao, thơm, chất lượng tốt, kháng được một số sâu bệnh hại chính, được ứng dụng trên 100.000 ha với năng suất tăng 0,5 tấn/ha. Ước tính một đồng đầu tư cho khoa học mang lợi 7,4 đồng…Chương trình cũng đóng góp 62 kết quả khoa học đăng trên tạp chí quốc tế, 40 bằng sáng chế, giải pháp hữu ích được cấp và trên 150 kết quả khác làm xong thủ tục đăng ký và đang trong thời gian xem xét cấp bằng sở hữu trí tuệ.

GS.TS Phan Tuấn Nghĩa, Phó hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội, một trong 5 khách mời giao lưu trực tuyến giới thiệu về đề tài “Nghiên cứu chế tạo chế phẩm probiotic dạng bào tử Bacillus subtilis tái tổ hợp để phòng virus gây bệnh đốm trắng ở tôm”. GS Nghĩa kể: “Bệnh đốm trắng ở tôm là bệnh phổ biến, lây lan nhanh và 100% khiến tôm chết. Thực tế, trên thế giới chưa có chế phẩm nào có khả năng phòng bệnh tôm một cách hiệu quả. Chúng tôi sử dụng công nghệ hiện đại và tiến hành thử nghiệm trong phòng thí nghiệm với khoảng 30 con tôm khác nhau. Còn ở quy mô lớn hơn là 120 con/bể thí nghiệm. Kết quả ban đầu cho thấy chế phẩm tạo ra có khả năng giúp 70 – 80% tôm sống sót qua sự tấn công của virus”. 

PGS.TS Lê Đức Mạnh, Viện trưởng Viện Công nghiệp thực phẩm,  Ban Chủ nhiệm Chương trình “Nghiên cứu ứng dụng và Phát triển công nghệ sau thu hoạch” chia sẻ một số kết quả nổi bật của Chương trình, như dự án “Hoàn thiện quy trình bảo quản sau thu hoạch cá tạp và công nghệ sản xuất surimi nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm surimi xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản”. Nhiều kết quả nghiên cứu sau thu hoạch được ứng dụng trong nhiều ngành như sản xuất chè, khoai lang, sữa, cá, rượu, gỗ…đem lại hiệu quả cao.

PGS Mạnh tổng kết, các đề tài trong Chương trình “Nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ sau thu hoạch” đã tạo ra 26 hệ thống thiết bị, máy móc, 117 quy trình công nghệ mới và 34 mô hình đang thử nghiệm. Các sản phẩm bắt kịp trình độ các nước trong khu vực nhưng giá thành chỉ tương đương 60-70% so với công nghệ nhập ngoại.

Bà Trần Bích Hạnh, Trưởng phòng kiểm định chất lượng, Trung tâm Nghiên cứu sản xuất vắc xin và sinh phẩm y tế chia sẻ về một trong những thành công rực rỡ của y học Việt Nam là vắc xin rotavin: “Thành công lớn nhất trong dự án này là nghiên cứu thành công vắc-xin Rota phòng tiêu chảy ở trẻ sơ sinh từ tạo chủng đến quy trình sản xuất, thực địa trên lâm sàng, đưa vắc-xin Rota ra thị trường với giá thành bằng 1/3 giá nhập ngoại. Đưa Việt Nam là nước thứ 4 sản xuất được vắc xin Rota trên thế giới, sau Mỹ, Bỉ và Trung Quốc”.

Nhiều điều chưa nói hết

Đánh giá về Chương trình KH&CN trọng điểm cấp Nhà nước 2011-2015, ông Lê Xuân Sơn, Tổng biên tập báo Tiền Phong chia sẻ: “Chúng ta đều biết trong thời đại ngày nay, KH&CN có vai trò sống còn, quyết định sự phát triển của quốc gia. Đó là điều ai cũng nhận thức được nhưng bước đi thực tế mới là quan trọng. Chương trình KH&CN trọng điểm cấp nhà nước 2011 - 2015 là một bước đi thực tế quan trọng như thế”.

TS Nguyễn Thiện Thành, Giám đốc Văn phòng các Chương trình trọng điểm cấp Nhà nước, Bộ KH&CN cho hay, đây là một chương trình KHCN lớn với sự tham gia trên 5.300 cán bộ khoa học thuộc trên 1.200 cơ quan nghiên cứu và doanh nghiệp. Những kết quả đạt được của chương trình là rất lớn. Một số thành tựu ngang tầm quốc tế, chẳng hạn thành công trong ghép khối tụy, thận từ người chết não đã giúp Việt Nam chấm dứt sự tụt hậu 48 năm so với thế giới hay công nghệ gắn kháng thể đơn dòng với 02 đồng vị phóng xạ I131 và Y90 là một công nghệ rất mới trên thế giới mà không nhiều các phòng thí nghiệm thực hiện thành công. “Còn rất nhiều các kết quả nổi bật khác nữa mà vì điều kiện thời gian tôi không kể hết ra đây được. Quý độc giả có thể tham khảo thêm trên các trang mạng của Bộ KH&CN”, ông Thành nói.

Tiếp tục những thành công của giai đoạn trước, ông Thành cho biết, giai đoạn tới các chương trình trọng điểm tiếp tục hướng đến phục vụ an sinh xã hội như công nghệ tiên tiến để chăm sóc sức khỏe của nhân dân; vấn đề về phòng chống thiên tai, bảo vệ, môi trường; các vấn đề trọng yếu của KH&XH NV trong phát triển kinh tế thời kỳ hội nhập, công nghệ tạo ra các vật liệu mới, vật liệu tiên tiến và nhất là các công nghệ tiết kiệm năng lượng, thân thiện môi trường…

Đây là một chương trình KHCN lớn với sự tham gia trên 5300 cán bộ khoa học thuộc trên 1200 cơ quan nghiên cứu và doanh nghiệp. Những kết quả đạt được của chương trình là rất lớn. Một số thành tựu ngang tầm quốc tế, chẳng hạn thành công trong ghép khối tụy, thận từ người chết não đã giúp Việt Nam chấm dứt sự tụt hậu 48 năm so với thế giới hay công nghệ gắn kháng thể đơn dòng với 02 đồng vị phóng xạ I131 và Y90 là một công nghệ rất mới trên thế giới mà không nhiều các phòng thí nghiệm thực hiện thành công.

MỚI - NÓNG
Nhiều chính sách mới có hiệu lực từ tháng 4/2024
Nhiều chính sách mới có hiệu lực từ tháng 4/2024
TPO - Từ tháng 4/2024, nhiều chính sách mới có hiệu lực như: sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông; không xét danh hiệu “Lao động tiên tiến” với người tuyển dụng dưới 6 tháng; quy định mới về xét danh hiệu "Thầy thuốc nhân dân", "Thầy thuốc ưu tú"...
Công an thông tin về vụ múc đất cao tốc mang đi bán
Công an thông tin về vụ múc đất cao tốc mang đi bán
TPO - Lãnh đạo Công an huyện Krông Pắc (Đắk Lắk) cho biết, việc khởi tố 2 bị can liên quan múc đất công trình cao tốc Khánh Hoà - Buôn Ma Thuột mang đi bán là hồi chuông cảnh báo. Công an huyện sẽ kiểm tra, xử lý các xe quá khổ, quá tải, nhất là việc múc đất của dự án đổ đi nơi khác không đúng quy định.