Chúng ta vẫn hay được dạy “hãy xuôi theo dòng”, nhưng điều đó không đúng ở mọi trường hợp

0:00 / 0:00
0:00
HHT - Sổ liên lạc của em trai anh đặt trên bàn, với hàng loạt con điểm mỹ mãn. Tiếng nó nói chuyện điện thoại trong phòng len lén vang lên: “Lại một kỳ phao bài thành công rồi!”.

Anh bất giác nhớ về một câu chuyện được đăng tải trên mạng xã hội, rằng một nam sinh vì tố cáo các bạn cùng lớp gian lận trong thi cử mà bị tẩy chay. “Không ai ưa một đứa chim lợn mách lẻo cả!” - một tài khoản bình luận. Điều đáng sợ là, đa số dân mạng trong chiếc post ấy đều tỏ vẻ đồng cảm với cái sai, cái xấu.

Chúng ta vẫn hay được dạy “hãy xuôi theo dòng”, nhưng điều đó không đúng ở mọi trường hợp ảnh 1

Chúng ta vẫn thường được dạy “hãy xuôi theo dòng” (go with the flow), nhưng điều đó không đúng trong mọi trường hợp. Không có nghĩa nếu cả thế giới bảo Mặt trời xoay quanh Trái đất, thì Galileo sai. Nếu cả thế giới cùng gù lưng, thì đứng thẳng có trở thành khuyết tật?

Nếu cứ xuôi theo dòng thì loài cá hồi hẳn đã bỏ cuộc, tuyệt chủng ở đâu đó giữa con thác dốc đứng. Và nếu những kỳ thi tiếp tục lấp liếm, bao che cho những học sinh lười biếng, đổ lỗi cho hệ thống và những yếu tố ngoại cảnh, thì đến bao giờ, chúng ta mới có thể trưởng thành?

Chúng ta vẫn hay được dạy “hãy xuôi theo dòng”, nhưng điều đó không đúng ở mọi trường hợp ảnh 2

Hãy tưởng tượng một thế giới không có những con người bé nhỏ đứng dậy chống lại cả một hệ thống sai trái. Thế giới đó không có Nelson Mandelagiải phóng người da đen sau ba thế kỷ phải làm nô lệ; không có nhạc Jazz, Hiphop/Rap vì không có những người nghệ sĩ lên tiếng đả phá những chính sách vô lý của nhà cầm quyền; không có Bill Gates, Steve Jobs, Elon Musk… - những người liên tục “phủ nhận” thành công của ngày hôm qua để thay đổi thế giới bằng công nghệ.

Thật phi lý khi yêu cầu mỗi học sinh phải học giỏi toàn diện, phải đạt điểm số hoàn mỹ. Nếu em học dở, em có dám nhận?

Không có ai đứng đầu và hoàn hảo, nhưng số người sẵn sàng dám sống cởi mở với sự thật rằng: “Tôi yếu kém trong lĩnh vực này, tôi nhận những lời chê là vì tôi chưa đủ cố gắng, chưa đủ kinh nghiệm để xử lý những vấn đề đã qua. Nhưng những thất bại đó, những con điểm tệ hại hay những lời đao kiếm giúp tôi hiểu vấn đề và tiến bộ mỗi ngày”.

Chúng ta vẫn hay được dạy “hãy xuôi theo dòng”, nhưng điều đó không đúng ở mọi trường hợp ảnh 3

Người thầy lớn trong đời đôi khi không ở trong hình hài một người mẹ hiền từ, mà là một cú sốc thi trượt, một tai nạn, một lần phá sản hay những đổ vỡ, tổn thương - tất cả những điều đó giúp chúng ta nhìn nhận lại mình và đổi thay nhanh hơn bao giờ hết.

Chúng ta có thể chọn im lặng sống chung với lũ để rồi mất tất cả vào một ngày khi đê vỡ, hoặc ngừng nghi ngờ bản thân, bắt đầu lên tiếng loại bỏ những sai trái để đối mặt với những điều chưa hoàn thiện trong bản thân mình và bắt đầu lên kế hoạch kiến tạo tương lai từ đó.

Chúng ta vẫn hay được dạy “hãy xuôi theo dòng”, nhưng điều đó không đúng ở mọi trường hợp ảnh 7
MỚI - NÓNG
Trước khi thành công như hiện tại, "Dune" cũng từng một thời bị chê bai
Trước khi thành công như hiện tại, "Dune" cũng từng một thời bị chê bai
HHT - Thu gần triệu đô doanh thu phòng vé và nhận về điểm số gần như tuyệt đối từ giới phê bình, hai phần Dune (Hành Tinh Cát) được mệnh danh là một trong những phim chuyển thể thành công nhất mọi thời đại. Thế nhưng ít ai ngờ được trước khi thành công như hiện tại, thương hiệu này từng được xem là thất bại đáng quên của Hollywood vì bản chuyển thể thảm họa năm 1984.

Có thể bạn quan tâm