Vì sao giới đầu tư ngoại bán ra?

Chứng khoán: Có phải là nơi “lánh bão” an toàn?

Chứng khoán: Có phải là nơi “lánh bão” an toàn?
TP - Trái với xu hướng liên tục  bán ròng hơn một tháng qua, nhà đầu tư nước ngoài đã bắt đầu có dấu hiệu thu gom chứng khoán trong những ngày cuối tuần vừa rồi. Liệu tương lai TTCK từ nay đến hết năm có lạc quan?
Chứng khoán: Có phải là nơi “lánh bão” an toàn? ảnh 1
Từ nay đến cuối năm, TTCK vẫn đương đầu với khó khăn

Vì sao giới đầu tư ngoại bán ra?

Tập đoàn Ngân hàng Hồng Kông - Thượng Hải (HSBC) vừa công bố báo cáo tiếp theo về tình hình kinh tế nói chung và nhận định về thị trường chứng khoán nói riêng của Việt Nam.

Bản báo cáo đã chỉ ra lý do bán ròng của  nhà đầu tư nước ngoài  trên TTCK Việt Nam thời gian qua và dự báo triển vọng thị trường thời gian tới.

Theo bản báo cáo, trong tháng 9/2008, khối lượng bán ròng của khối ngoại là 21 triệu USD, trong tháng 10/2008, con số này tăng lên tới mức 48 triệu USD. Một trong những lý do chính dẫn tới xu thế bán ròng trên là giá cổ phiếu ở Việt Nam vẫn đắt đỏ hơn so với ở các nước châu Á khác.

Cụ thể: Cuối tháng 10 vừa qua, chỉ số P/E - hệ số giữa giá giao dịch của một cổ phiếu với lợi nhuận mà cổ phiếu đó đem lại ( hệ số này càng cao thì giá cổ phiếu càng đắt) của thị trường Việt Nam tính trên mức lợi nhuận của năm 2007 là 10,4 lần, so với mức 9,2 lần của toàn thị trường châu Á trừ Nhật Bản.

Các chuyên gia thực hiện báo cáo này cho rằng, việc tính toán chỉ số P/E tương lai của 12 tháng tới cho thị trường Việt Nam là tương đối khó, vì dự báo về mức lợi nhuận của các Cty là rất khác nhau.

Báo cáo dự báo rằng, chỉ số EPS (lợi nhuận/cổ phiếu) của thị trường sẽ giảm 10% trong năm nay và 15% trong năm tới. Với sự sụt giảm này, chỉ số P/E của thị trường Việt Nam cao so với mức 8,5 lần của thị trường châu Á nói chung trừ Nhật, mức 7,5 lần của cổ phiếu ở Trung Quốc, và mức 9,3 lần của thị trường Ấn Độ.

Với sự chênh lệch như trên, các chuyên gia thực hiện báo cáo tỏ ra nghi ngờ về việc các nhà ĐTNN  sẽ tiếp tục đổ vốn vào thị trường Việt Nam.

Họ cho rằng, không thể nghi ngờ triển vọng dài hạn của thị trường Việt Nam, nhưng xét trong ngắn hạn triển vọng và độ minh bạch về lợi nhuận của các cổ phiếu niêm yết trên thị trường, Việt Nam kém hơn đáng kể so với nhiều thị trường châu Á khác như Trung Quốc hay Ấn Độ.

Cũng từ đó, báo cáo cho rằng, TTCK Việt Nam từ nay tới cuối năm sẽ còn đương đầu với khó khăn.

Có là nơi “lánh bão”?

Tuy nhiên, những hành động gần đây của giới ĐTNN cũng như những phân tích của một số chuyên gia lại cho thấy bức tranh chứng khoán trong nước đáng lạc quan hơn.

Cụ thể tại 3 phiên cuối tuần qua, nhà đầu tư ngoại thay vì bán đã mua vào mạnh (các mã VNM, FPT, PVD, SSI, HPG..). Giao dịch sôi động nhất trong tuần rơi vào ngày 6/11 khi khối lượng giao dịch tăng vọt lên đến 30,3 triệu cổ phiếu và chứng chỉ, đạt mức cao nhất trong gần 2 tháng qua, khối ngoại mua vào gấp đôi bán ra.

Tại HoSE ngày 7/11, chênh lệch mua lớn hơn bán ra của họ là  2,11 triệu đơn vị, trị giá 94 tỷ đồng. Tại HaSTC cùng ngày chênh lệch này đạt gần 1 triệu đơn vị. Cũng lần đầu tiên trong hơn tháng qua, nhà đầu tư ngoại đã mua ròng trái phiếu, tổng giá trị mua vào đạt 443,6 tỷ đồng còn giá trị bán ra là 349,9 tỷ đồng.

7 phiên VN-Index tăng liên tiếp cùng với động thái này, giới đầu  tư trong nước phân tích giá nhiều cổ phiếu đã xuống quá thấp rất thích hợp để nhà đầu tư ngoại gom hàng và tiếp tục cơ cấu lại danh mục.

Trong bối cảnh bất động sản đóng băng, lãi suất ngày càng giảm, vàng diễn biến thất thường, nhiều ý kiến lại thiên về quan điểm TTCK đang là nơi “lánh bão” khá an toàn.

Trước đó, chuyên gia chứng khoán quốc tế Lawrce Volfe, mức P/E của hầu hết Cty niêm yết ở TTCK Việt Nam đều chỉ ở mức thấp. Đây là cơ hội để nhà  đầu tư tích luỹ những mã cổ phiếu chất lượng tốt và hưởng lợi nhuận cả trong ngắn hạn.

Ông Lawrce Volfe cũng cho rằng viễn cảnh kinh tế Việt Nam rất tích cực (nhu cầu tiêu dùng, GDP vẫn tăng cao) dù bị tác động không nhỏ từ khủng hoảng tài chính thế giới. Còn  theo chuyên gia chứng khoán Trần Vũ Minh Hải, nếu biết lựa chọn cổ phiếu tốt, những mã chủ đạo trong sản xuất kinh doanh, nhà đầu tư vẫn có thể thu lợi nhuận.

Lãi suất giảm mạnh, xăng lại giảm  thêm 1,000 đồng/lít, CPI giảm, chính sách tiền tệ đang có chiều hướng linh hoạt để doanh nghiệp tiếp cận vốn hơn là những  tiền đề để TTCK có thể hy vọng sáng sủa hơn trong những tháng cuối năm.

MỚI - NÓNG
Cải tạo chung cư cũ: 'Hời hợt, vô cảm thì 5-10-15 năm sau vẫn thế thôi'
Cải tạo chung cư cũ: 'Hời hợt, vô cảm thì 5-10-15 năm sau vẫn thế thôi'
TPO - “Nếu cán bộ quan tâm đến công việc, hay như tôi nói ở hội nghị Ban Chấp hành là có tình yêu với Hà Nội thì tự khắc đứng dậy, khắc có trách nhiệm với nhân dân, khắc giải quyết các vướng mắc, tồn tại. Nếu cứ chung chung, hời hợt, vô cảm thì 5-10-15 năm sau vẫn thế thôi, không làm được” - Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng nói.