Chuẩn bị kịch bản phòng, chống COVID-19 trong tình huống xấu nhất

Chuẩn bị kịch bản phòng, chống COVID-19 trong tình huống xấu nhất
TPO - Ngày 13/10, GS.TS Nguyễn Thanh Long, quyền Bộ trưởng Bộ Y tế chủ trì cuộc giao ban trực tuyến phòng, chống dịch bệnh với Sở Y tế các tỉnh, thành phố đã nhấn mạnh việc phòng chống dịch trước mắt còn rất nhiều khó khăn, dự báo sẽ kéo dài đến hết năm 2021. 

Tại Việt Nam, nguy cơ dịch xâm nhập rất cao. “Phải sẵn sàng tâm lý chuẩn bị mọi thứ cần thiết vì biết đâu ngay ngày mai thôi, dịch có thể xảy ra ở địa bàn chúng ta”, quyền Bộ trưởng nhấn mạnh với các địa phương.

“Trong giai đoạn hiện nay, phải chuẩn bị kịch bản đối phó với tình huống xấu trong mùa Đông Xuân năm nay nếu không sẽ hoang mang, hoảng loạn, khó khăn” lãnh đạo Bộ Y tế nhấn mạnh và giao cho các địa phương trong tháng 10/2020 phải trình kế hoạch ứng phó lên Bộ Y tế.

GS.TS Nguyễn Thanh Long cho hay phải rà soát lại tất cả kịch bản trong phòng chống COVID-19. Từ kịch bản phát hiện ca bệnh trong bệnh viện, trong nhà máy với hàng nghìn công nhân, trong cộng đồng dân cư… Ông yêu cầu, kịch bản phải rất cụ thể, chi tiết. Bài học kinh nghiệm là khi dịch xảy ra ở bệnh viện, phải có phương án chuẩn bị trước các bệnh viện khác để tiếp nhận, điều trị bệnh nhân; giảm mật độ bệnh nhân ở bệnh viện có COVID-19, có thế mới giảm được lây nhiễm trong khu vực đó.

Cùng đó, phải chuẩn bị các cơ sở có đơn vị hồi sức cấp cứu, hồi sức tích cực, thận nhân tạo… để nhanh chóng tiếp nhận bệnh nhân các khoa trọng yếu. “Phải làm sạch bệnh viện đó (bệnh viện có COVID-19) càng nhanh càng tốt”, ông Long nói và cho rằng nếu không có kịch bản, không đặt ra tình huống giả định để chuẩn bị thì không thể ứng phó ngay được.

Nhấn mạnh việc ngăn chặn dịch xâm nhập cộng đồng rất quan trọng, Quyền Bộ trưởng yêu cầu các địa phương tăng cường kiểm soát các chuyên gia nhập cảnh, người hồi hương, người nhập cảnh... bởi việc lây nhiễm COVID-19 phải tính theo cấp số nhân.

Tại Hội nghị trực tuyến, PGS.TS Trần Như Dương, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ T.Ư cũng khẳng định, trong phòng chống dịch, việc truy vết những trường hợp F1 là yếu tố sống còn và coi Đà Nẵng là ví dụ điển hình. Ngành Y tế kiên quyết không cho phép F1 cách ly tại nhà. Việc truy vết, cách ly càng nhanh càng tốt, sớm chừng nào hay chừng đó.

 Đồng tình quan điểm này, GS.TS Nguyễn Thanh Long cho hay các địa phương phải thành lập ngay các tổ COVID dựa vào cộng đồng, tập huấn để khi dịch xảy ra thì họ sẽ vào cuộc ngay, không luống cuống. “Nguy cơ dịch bệnh là hiện hữu. Đừng nghĩ rằng dịch sẽ chỉ ở thành phố lớn, các tỉnh biên giới, giáp ranh, mà hãy nghĩ dịch sẽ xuất hiện ở ngay địa bàn chúng ta, để chúng ta sẵn sàng”, quyền Bộ trưởng nhấn mạnh bài học xương máu là làm càng nhanh càng tốt, càng nhanh càng giảm thiểu thiệt hại kinh tế, xã hội“.

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.