Chưa thông qua dự án Xayaburi

Chưa thông qua dự án Xayaburi
TP - CHDCND Lào vẫn cho rằng quá trình (tham vấn) đã hoàn tất trong khi các nước Tiểu vùng Mekong lại nêu quan ngại về các tác động và khoảng trống kiến thức kỹ thuật cũng như các biện pháp giảm thiểu.

Triệu tập phiên họp đặc biệt về dự án đập Xayaburi
> Nguy cơ khủng hoảng sinh thái khôn lường
> Lào bắt đầu xây đập Xayaburi từ 5 tháng trước

Tham vấn công chúng nhiều hơn nữa (*)

19-4-2011, Vientiane, Lào - Campuchia, CHDCND Lào, Thái Lan và Việt Nam hôm nay đồng ý rằng một quyết định về tham vấn trước đối với dự án thủy điện Xayaburi đã được đề xuất cần được đặt lên bàn xem xét ở cấp bộ trưởng do các nước không thể đi đến một kết luận chung về cách thức hành động đối với dự án.

Bốn thành viên của Ủy hội Sông Mekong (MRC) đã đi đến kết luận tại Phiên họp Đặc biệt Ủy ban Liên hợp (JC) của MRC khi họ cùng nhau thảo luận dự án thủy điện đã được đề xuất, dự án đầu tiên trên dòng chính của hạ lưu Mekong.

Các thành viên JC đồng ý rằng vẫn còn có sự khác biệt về quan điểm của từng nước về việc liệu quá trình tham vấn trước nên kết thúc hay chưa.

Tại cuộc họp, CHDCND Lào cho rằng không cần thiết phải kéo dài (thời gian tham vấn trước) vì kéo dài quá trình này không thực tế, trong khi các tác động môi trường xuyên biên giới đối với các quốc gia ven sông lại không rõ ràng.

Tuy nhiên, các quốc gia MRC khác, Campuchia, Thái Lan và Việt Nam, đã nêu lên các quan ngại của họ về các khoảng trống kiến thức kỹ thuật và các nghiên cứu về dự án, các tác động có thể tiên lượng được đối với môi trường và sinh kế của nhân dân ở Hạ lưu Mekong cũng như (đề nghị của họ về) sự cần thiết phải tham vấn công chúng nhiều hơn nữa.

“Chúng tôi ghi nhận tất cả ý kiến và chúng tôi sẽ xem xét để hài hòa tất cả các quan tâm”, ông Viraphonh Viravong, Trưởng đoàn Đại biểu Lào, nói.

CHDCND Lào đề xuất kết thúc quá trình tham vấn trước, đồng thời lưu ý rằng kéo dài (thời gian tham vấn trước) để tiến hành thêm các nghiên cứu sẽ khiến mất nhiều thời gian hơn nhiều so với (quy định) sáu tháng và họ sẽ không thể thỏa mãn tất cả quan tâm của các bên.

Campuchia: Cần thêm thời gian (*)

Các nước Tiểu vùng Mekong đưa quá trình tham vấn trước dự án Xayaburi lên cấp bộ trưởng (Thông cáo báo chí cuộc họp của Ủy hội sông Mekong ngày 19-4)

Dự án Xayaburi phù hợp với Hướng dẫn Thiết kế Ban đầu của Ban Thư ký MRC và các thực tiễn một cách tốt nhất trên cơ sở các tiêu chuẩn quốc tế, đại diện phía Lào nói, đồng thời cho biết thêm các tác động chính đến giao thông thủy, về đường di chuyển của cá, về vấn đề chất bồi thổ, chất lượng nước, sinh thái thủy sinh, và an toàn đập, có thể được giảm thiểu ở các mức chấp nhận được.

Tuy nhiên, các quốc gia MRC khác bày tỏ hàng loạt quan ngại về dự án và đã nêu ra thêm một số khuyến cáo.

Campuchia cho rằng có thể cần thêm thời gian để thông tin cho đất nước và chủ dự án của họ để lấp các khoảng trống về các đòi hỏi kỹ thuật và để (có đủ thời gian cho việc) tham vấn hiệu quả giữa các quốc gia thành viên cũng như với công chúng.

Campuchia tuyên bố rằng cần có một đánh giá và nghiên cứu toàn diện các tác động môi trường tích lũy và xuyên biên giới. Campuchia bổ sung thêm rằng việc tạo điều kiện (xây dựng) các biện pháp đối phó và các giải pháp giảm thiểu các tác động đó cần được thiết lập một cách rõ ràng, trong khi các biện pháp khác như chia sẻ lợi ích cho các nước chịu ảnh hưởng, quản lý môi trường xuyên biên giới, cũng như các quỹ xã hội cần được thực hiện một cách đồng bộ.

“Với những thông tin hạn chế về dự án, Campuchia vì vậy cho rằng thời gian của quy trình tham vấn trước cần được kéo dài”, đại diện quốc gia này nêu quan điểm chính thức.

Sinh kế của nông dân ĐBSCL khó khăn hơn kể từ khi tám đập thủy điện được xây dựng ở thượng nguồn Mekong thuộc lãnh thổ Trung Quốc
Sinh kế của nông dân ĐBSCL khó khăn hơn kể từ khi tám đập thủy điện được xây dựng ở thượng nguồn Mekong thuộc lãnh thổ Trung Quốc. 

Thái Lan: Quan tâm ý kiến của dân

Nhận thức tầm quan trọng của dự án trong kế hoạch phát triển của CHDCND Lào, Thái Lan cho rằng, trong quá trình thúc tiến độ đẩy dự án, các biện pháp giảm thiểu và phòng ngừa nên được tiến hành vì lợi ích của nhân dân và vì môi trường trong toàn khu vực.

Trích dẫn các quan ngại từ các cuộc tham vấn quốc gia về sự suy thoái môi trường như tổn thất nguồn cá và các vùng đất ngập nước và tình trạng thiếu các biện pháp giảm thiểu được xác định một cách rõ ràng, Thái Lan nói họ cũng thực sự lo ngại về cuộc sống của những cư dân sống phụ thuộc vào dòng sông.

Thái Lan còn nêu mối quan tâm của các tổ chức xã hội rằng tính bền vững của dự án vẫn là đáng ngờ và rằng khung thời gian quy định cho quá trình tham vấn trước là không đủ và cần phải được kéo dài. “Bởi thế, chúng tôi muốn thấy rằng quan điểm và mối lo ngại của công chúng cần được lưu tâm thấu đáo”, Jatuporn Buruspat, Tổng Giám đốc Sở Nguồn nước, trả lời chính thức về dự án.

Việt Nam: Nên hoãn ít nhất 10 năm

Trong khi đó, Việt Nam bày tỏ sự quan tâm nghiêm túc và sâu sắc về việc thiếu các đánh giá tổng hợp, thích hợp và đầy đủ về các tác động tích lũy và xuyên biên giới mà dự án có thể gây ra cho vùng hạ lưu, đặc biệt là Châu thổ Mekong.

Việt Nam đề nghị trì hoãn dự án này lại cũng như các dự án thủy điện khác trên dòng chính Mekong ít nhất 10 năm.

“Việc trì hoãn cần được nhìn nhận một cách tích cực theo hướng (giúp) cung cấp nhiều thời gian cần có hơn cho các chính phủ (trong Tiểu vùng Mekong) tiến hành các nghiên cứu toàn diện cũng như các nghiên cứu định lượng cụ thể hơn về tất cả các tác động tích lũy có thể có”, Tiến sỹ Lê Đức Trung, Trưởng đoàn Đại biểu Việt Nam, nhấn mạnh.

Việt Nam cho biết thêm rằng khung thời gian bị giới hạn của quá trình tham vấn trước là không đủ để (các bên) hoàn thành nhiệm vụ. “Trì hoãn sẽ giúp cho đất nước đảm bảo hiểu biết tốt hơn và (nhận được) sự đồng thuận của công chúng cũng như các chính quyền địa phương”, ông Trung nói.

Các thành viên JC sẽ thông báo kết quả cuộc họp hôm nay đến các bộ trưởng liên quan ở các quốc gia của mình.

(*) Đầu đề do Tiền Phong đặt

Quốc Dũng
Dịch từ nguyên bản tiếng Anh

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.