Chưa được thành phố trợ giá, Hanoi Metro lỗ 160 tỷ đồng trong hai năm

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Cho ý kiến về khoản kinh phí được cho là lỗ khoảng 160 tỷ đồng trong năm 2020 và 2021, đặc biệt là sau thời điểm tàu Cát Linh – Hà Đông lăn bánh, chiều 18/6, Giám đốc Cty TNHH MTV đường sắt Hà Nội (Hanoi Metro) cho biết nguyên nhân do chưa được trợ giá của thành phố.

Theo báo cáo tài chính đã được kiểm toán năm 2021 và năm 2020 vừa được Sở Tài chính Hà Nội hoàn thành và báo cáo UBND thành phố Hà Nội, doanh thu của Hanoi Metro khi vận hành chính thức đoàn tàu chạy tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông đạt hơn 5 tỷ đồng.

Trong khi đó, giá vốn hàng bán lên tới gần 60 tỷ đồng khiến công ty này lỗ gộp 54 tỷ đồng. Cộng với chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí nhân công vận hành, năm 2021, Hanoi Metro lỗ ròng 64 tỷ đồng.

Trước đó, năm 2020, công ty Hanoi Metro báo lỗ 23 tỷ đồng và ở thời điểm này, tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông chưa được vận hành. Như vậy, tính đến thời điểm hiện tại, Hanoi Metro đang “âm” lũy kế tổng cộng 160 tỷ đồng.

Chưa được thành phố trợ giá, Hanoi Metro lỗ 160 tỷ đồng trong hai năm ảnh 1

Tàu Cát Linh - Hà Đông vận hành chở khách thương mại.

Trao đổi với PV Tiền Phong về vấn đề trên, ông Vũ Hồng Trường - Giám đốc Hanoi Metro, cho biết, về số liệu báo cáo tài chính được phóng viên nêu ra năm là chuẩn xác. Nó được hình thành khi đoàn tàu Cát Linh – Hà Đông được đưa vào hoạt động khi thành phố chưa có định mức, đơn giá đặt hàng theo hình thức có hỗ trợ hoạt động như xe buýt truyền thống trước đây và buýt BRT hiện vẫn đang áp dụng.

Năm 2020, công ty Hanoi Metro báo lỗ 23 tỷ đồng và ở thời điểm này, tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông chưa được vận hành. Như vậy, tính đến thời điểm hiện tại, Hanoi Metro đang “âm” lũy kế tổng cộng 160 tỷ đồng.

“Hiện đơn vị đang phối hợp với các sở, ngành liên quan để xây dựng cơ chế, trong đó có định mức, đơn giá cho tàu đường sắt đô thị hoạt động. Từ đó sẽ tham chiếu với kết quả hoạt động của năm 2021 và 2022 cũng như các năm tiếp theo”, ông Trường nói.

Cho ý kiến về các đánh giá của Sở Tài chính về kết quả tài chính hoạt động trong năm 2021, đặc biệt là từ khi tàu Cát Linh – Hà Đông hoạt động, ông Trường cho biết, chiều nay (18/6) đơn vị đã có báo cáo sự việc gửi một số báo.

Trong báo cáo này, lãnh đạo Hanoi Metro cho biết, theo quy định, báo cáo tài chính năm 2021 của công ty đã được cơ quan kiểm toán độc lập kiểm toán, công ty đã gửi cho Sở Tài chính Hà Nội để tổng hợp báo cáo thành phố và công khai thông tin theo nghị định của Chính phủ.

“Vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt, đường sắt đô thị là lĩnh vực dịch vụ công nên giá do thành phố quyết định (với mức giá rẻ, có trợ giá của thành phố) để khuyến khích người dân sử dụng phương tiện công cộng đi lại, giảm dần phương tiện cá nhân, giúp giảm ùn tắc, ô nhiễm môi trường do phương tiện cá nhân gây ra. Đối với lĩnh vực vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt cũng như đường sắt đô thị, thì thu từ vé không đủ bù đắp chi phí nên được thành phố trợ giá”, lãnh đạo Hanoi Metro nêu thực trạng.

Sau khi doanh thu của năm 2021 được cộng thêm trợ giá theo đặt hàng của thành phố, chắc chắn bức tranh tài chính sẽ khác so với báo cáo tài chính hiện nay.

Về thực tế hoạt động của từng loại hình, đại diện Hanoi Metro cho biết, đối với xe buýt của Hà Nội đã được trợ giá từ nhiều năm nay. Còn đối với đường sắt đô thị, thì tàu Cát Linh – Hà Đông là tuyến đầu tiên đưa vào vận hành, HĐND thành phố đã thông qua nghị quyết cho áp dụng các chính sách khuyến khích như xe buýt, việc trợ giá cho đường sắt đô thị được quy định trong Luật Đường sắt.

“Số liệu báo cáo năm 2021, công ty bắt đầu vận hành từ 6/11/2021 là số liệu chưa có trợ giá của thành phố (vì chưa có đặt hàng). Trong thời gian vừa qua, nhờ có sự hỗ trợ của sở, ban, ngành và nỗ lực của công ty, chúng tôi đã xây dựng đơn giá tạm thời và đã được thành phố phê duyệt”, lãnh đạo Hanoi Metro cho biết.

Theo lãnh đạo Hanoi Metro, với sự hướng dẫn tích cực của các sở, ban, ngành, công ty đang trong quá trình hoàn thiện hồ sơ để thành phố đặt hàng cho tuyến Cát Linh - Hà Đông hai tháng cuối năm 2021 và cả năm 2022.

Sau khi doanh thu của năm 2021 được cộng thêm trợ giá theo đặt hàng của thành phố, chắc chắn bức tranh tài chính sẽ khác so với báo cáo tài chính hiện nay. Trợ giá của thành phố không chỉ bù đắp phần thiếu hụt do doanh thu không đảm bảo chi phí mà còn có lãi định mức theo quy định.

MỚI - NÓNG
Nhiều chính sách mới có hiệu lực từ tháng 4/2024
Nhiều chính sách mới có hiệu lực từ tháng 4/2024
TPO - Từ tháng 4/2024, nhiều chính sách mới có hiệu lực như: sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông; không xét danh hiệu “Lao động tiên tiến” với người tuyển dụng dưới 6 tháng; quy định mới về xét danh hiệu "Thầy thuốc nhân dân", "Thầy thuốc ưu tú"...
Công an thông tin về vụ múc đất cao tốc mang đi bán
Công an thông tin về vụ múc đất cao tốc mang đi bán
TPO - Lãnh đạo Công an huyện Krông Pắc (Đắk Lắk) cho biết, việc khởi tố 2 bị can liên quan múc đất công trình cao tốc Khánh Hoà - Buôn Ma Thuột mang đi bán là hồi chuông cảnh báo. Công an huyện sẽ kiểm tra, xử lý các xe quá khổ, quá tải, nhất là việc múc đất của dự án đổ đi nơi khác không đúng quy định.