Chữa bất lực từ thịt lươn

Thịt lươn được dân gian coi như một phương thuốc bổ cho người sau ốm, người già, trẻ nhỏ và được chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn.

Số liệu cho thấy, trong 100g thịt lươn có 12,7g chất đạm, 25,6g chất béo và 285 calo. Ngoài ra, thịt lươn còn chứa nhiều loại vitamin và chất khoáng. Vì thế, thịt lươn được sử dụng trong nhiều món ăn bổ dưỡng và được dân gian dùng để chữa nhiều loại bệnh.

1. Bệnh tiêu chảy

Nướng một con lươn nước ngọt sau khi bỏ phần gan và tạng phủ. Sau đó, rang với 10g đường vàng để tán thành bột. Uống bột với nước ấm ngày từ 3 đến 4 lần, mỗi lần từ 1 đến 2 muỗng cà phê.

2. Bệnh phong thấp

Hầm lươn chung với rau ngổ và sả.

3. Bệnh trĩ

Dùng cật tre vót mỏng mổ lươn để tránh sự tương khắc giữa máu lươn và kim loại có thể gây tanh. Nấu lươn bằng nồi đất.

4. Chứng bất lực

Hầm lươn chung với hạt sen, hà thủ ô, nấm mèo hoặc nấm linh chi. Ngoài ra, có thể cho thêm lá lốt.

5. Chứng suy nhược

Trường hợp bị suy nhược do lạm dụng tình dục, hãy nấu lươn biển chung với rượu chát cho đến khi cạn. Sau đó, nướng lươn đã nấu chín cả da lẫn xương, cuối cùng tán thành bột. Uống mỗi ngày từ 7 đến 10g chung với rượu tùy theo tình trạng suy nhược.

Lời khuyên của chuyên gia đối với việc ăn thịt lươn

Theo Tiến sĩ Nguyễn Thị Lâm, Phó Viện Dinh dưỡng Quốc gia: Nên chế biến lươn bằng cách nấu chín, ninh nhừ hoặc hấp cách thủy.

Người tiêu dùng cũng lưu ý khi mua lươn tuyệt đối không được mua lươn đã chết hoặc ươn về chế biến. Trong thịt lươn chứa rất nhiều protein, trong đó có hợp chất Histidine tốt cho cơ thể, nhưng khi lươn chết, hợp chất này bị ô nhiễm bởi vi khuẩn và có thể chuyển hóa thành chất độc Histamine.

Bình thường, cơ thể người có thể chịu đựng một hàm lượng chất độc này, nhưng nếu hàm lượng cao hoặc cơ thể yếu, mới bệnh xong hoặc trẻ em có sức đề kháng kém sẽ có nguy cơ bị ngộ độc rất cao”

Thai phụ cũng không nên ăn thịt lươn.

Theo Theo Giadinhonline
MỚI - NÓNG