TPO - Chùa Ba Vàng những ngày này đang thu hút sự quan tâm của dư luận bởi thông tin việc truyền bá vong báo oán, giải nghiệp thu về hàng trăm tỷ mỗi năm.
Chùa Ba Vàng tọa lạc trên lưng chừng núi Thành Đẳng, thuộc phường Quang Trung, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh.
Chùa nằm ở độ cao 340m trên một vị trí rất đẹp ở phía tây thành phố Uông Bí, phía trước là Bạch Đằng giang uốn lượn, xa xa là thành phố cảng Hải Phòng, hút tầm mắt là biển Đồ Sơn với muôn trùng sóng vỗ. Bên trái là những dãy núi Thanh Long trùng điệp chầu về, bên phải là những dãy núi Bạch Hổ hùng vĩ phục xuống.
Theo những tài liệu, vào thời Trần (thế kỷ thứ 13), vua Trần Nhân Tông rời bỏ cung vàng điện ngọc về non xanh Yên Tử tu hành, là người sáng lập ra Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử - một dòng thiền Việt Nam. Chùa Ba Vàng là sơn môn thuộc Trúc Lâm Yên Tử.
Năm 1987, một lão nông địa phương bị mất một đàn bò. Lão lang thang khắp vùng để tìm kiếm, trong lòng luôn cầu trời, niệm phật xin cứu giúp. Đêm đến, lão nông nằm mơ thấy một ông cụ râu tóc bạc phơ hiện ra và nói: “Con cứ lên núi Ba Vàng tìm khắc thấy đàn bò”. Dù bán tín bán nghi nhưng do tiếc của, ông lão quyết tâm theo đường mòn leo dốc đi lên núi. Khi đến độ cao hơn 300 mét thấy có mặt bằng trải rộng, ông lão ngồi nghỉ và phát hiện ra những bậc thềm xây tam cấp bằng gạch. Lão về loan báo để dân làng biết. Và cũng chính lúc này đàn bò bỗng trở về nhà không thiếu một con.
Do sự ngẫu nhiên linh ứng nên dân làng nô nức kéo nhau lên núi và tìm thấy những hiện vật khác như: Cây hương đá (thiên đài trụ) được tạc bằng đá nguyên khối, trên đỉnh cây hương là hình bát sen. Cây hương hình chữ nhật với kích thước cao 1m45, rộng 0.29m, dày 0.25m. Bia đá được làm vào thời Lê Dụ Tông (1706) kích thước 0.70m, rộng 0.45m, dày 0.14m dựng trên đế rùa cao 0.40m, dày 0.94m, rộng 0.70m. Sau phát hiện của lão nông, các nhà nghiên cứu khoa học mới vào cuộc để tìm hiểu gốc tích của công trình này.
Chùa Ba Vàng là một ngôi chùa có bề dày lịch sử, trải qua nhiều lần trùng tu, xây dựng để biến thành một công trình nguy nga, tráng lệ, rộng hàng chục ngàn mét vuông đất như ngày hôm nay.
-
icon
Lê Dụ Tông
-
icon
Lê Trang Tông
-
icon
Lê Gia Tông
A là đáp án đúng. Chùa Ba Vàng xưa được xây dựng năm Ất Dậu, triều vua Lê Dụ Tông, niên hiệu Vĩnh Thịnh nguyên niên (Vĩnh Thịnh năm đầu tiên), tức năm 1706. Như vậy ngôi chùa có lịch sử xây dựng khá sớm, cách đây hơn 300 năm.
-
icon
Bảo Quang Tự
-
icon
Trúc Mai Tự
-
icon
Thanh Minh Tự
C là đáp án đúng. Chùa Ba Vàng còn có tên gọi là Bảo Quang Tự. Bia đá chùa Ba Vàng còn lưu dấu vị Thiền Tổ khai sáng cho chùa là Đại Thiền Sư thuộc Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, tên ngài là Trúc Lâm Ma Ha Sa Môn - Tuệ Bích Phổ Giác (1659 - 1758).
-
icon
Gỗ
-
icon
Đá
-
icon
Xi Măng
B là đáp án đúng. Năm 1706, Đại Thiền sư Tuệ Bích đã xây dựng chùa Ba Vàng (tên chữ là Bảo Quang Tự) như thắp sáng niềm tin, nối lại dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử sau 300 năm gián đoạn. Do thời gian, cùng sự tàn phá của thiên nhiên và chiến tranh, chùa đã trở thành phế tích. Năm 1988 chùa được trùng tu tôn tạo lại bằng gỗ và đến năm 1993 thì xây dựng lại. Các di vật của chùa xưa hầu như không còn, chỉ còn lại một cây hương đá, một tấm bia linh vị thiền sư và những viên tảng kê chân cột. Được biết lúc đầu, Chùa Ba Vàng vốn được xây dựng bằng gỗ, tuy nhiên đến năm 1993 chùa đã được trùng tu lại bằng xi măng. Kể từ năm 2006 đến 2016, ngôi chùa phát triển với tốc độ chóng mặt, từ một gian nhỏ đã trở thành một khu tâm linh với diện tích hàng chục nghìn mét vuông.
-
icon
Ngôi chùa trên núi có tòa chính điện lớn nhất
-
icon
Ngôi chùa trên núi lớn nhất Việt Nam
-
icon
Ngôi chùa trên núi có tượng Phật lớn nhất
C là đáp án đúng. Năm 2007, đại đức Thích Trúc Thái Minh về làm trụ trì chùa Ba Vàng. Từ đây, một kế hoạch xây lên ngôi chùa trên núi lớn nhất Đông Dương được ấp ủ. Tháng 1/2011, ngôi chùa được khởi công xây dựng lần thứ tư với quy mô to lớn kỷ lục. Sau 3 năm xây dựng, chùa đã hoàn thiện một số hạng mục như: Ngôi Đại Hùng bảo điện rộng 4,500m2, Lầu Chuông rộng 112m2, Lầu Trống rộng 112m2, hành lang La Hán rộng 200m2, nhà bảo tàng rộng 700m2, thư viện rộng 700m2, khu nhà tăng rộng 1.600m2, thiền đường rộng 960m2, cổng đá, cổng tam quan trung, cổng tam quan nội và một số công trình phụ. Ngày 9/3/2014, chùa Ba Vàng tổ chức đại lễ khánh thành và nhận bằng kỷ lục "Ngôi chùa trên núi có chính điện lớn nhất Đông Dương". Tháng 12/2014, thầy trụ trì Thích Trúc Thái Minh đã bảo vệ thành công luận án "Ngôi chùa có chính điện lớn nhất Đông Dương" trước hội đồng giáo sư Đại học Kỷ lục thế giới.
-
icon
Trống độc mộc
-
icon
Chuông đồng
-
icon
Bia đá cổ
B là đáp án đúng. Công trình chùa được xây dựng trên diện tích khoảng 22.00ha, trong đó đất dành cho cây xanh cảnh quan chiếm hơn nửa. Chùa mới có đặc trưng của các ngôi chùa Bắc Bộ, gồm 3 gian bái đường, 1 gian hậu cung, gồm có các ban thờ Phật, thờ Mẫu và Đức Ông. Toà "Đại hùng bảo điện" (chùa chính) có quy mô nhất với kiến trúc 2 tầng. Tổ chức Kỷ lục Việt Nam đã chính thức công nhận kỷ lục “Ngôi chùa có chiếc trống độc mộc bằng gỗ đỏ nguyên khối lớn nhất” dành cho chùa Ba Vàng. Chiếc trống có đường kính mặt là 1,5m, đường kính thân trống là 1,8m, chu vi thân trống là 5,5m, chiều dài trống là 2,5m. Hệ thống tượng pháp trong chùa làm bằng gỗ cũng có kích thước lớn như tượng Tam thế, Quan âm, ông Thiện, ông Ác… đều cao từ trên 2m trở lên. Trong đó, pho tượng A Di Đà là một trong những tượng Phật bằng gỗ vào loại lớn nhất miền Bắc.
C là đáp án đúng. Năm 2007 đại đức Thích Trúc Thái Minh thuộc Hệ phái thiền Trúc Lâm Yên Tử được nhân dân địa phương thỉnh về trụ trì chùa. Đại đức sinh năm 1967, ông đồng thời là Phó Trưởng ban thông tin Truyền thông Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Đại đức Thích Trúc Thái Minh khẳng định oan gia trái chủ hoàn toàn có thật và chùa Ba Vàng có lễ giải oán kết, giải oan gia trái chủ: "Vong linh đi theo báo oán, báo thù rất nhiều, tác động vào chúng ta. Chùa Ba vàng có pháp thỉnh oan gia trái chủ để giải những oán kết này. Việc thỉnh giải oan gia trái chủ chỉ có đức của Phật từ bi mới làm được. Chùa chúng ta thỉnh được vong, giải được oán kiếp là do năng lực của đại chúng". Tuy nhiên trả lời báo chí, Thượng tọa Thích Đức Thiện, Phó Chủ tịch – Tổng Thư ký Giáo hội Phật giáo Việt Nam lại cho là: Không có việc “thỉnh vong” để hóa giải nghiệp, oan gia. Bởi cái nghiệp của mình phải tự mình phải làm việc tốt để hóa giải nghiệp cho mình. Chứ việc “thỉnh vong” là hoàn toàn không đúng. Dẫn dắt con người đi theo con đường đó là không đúng theo chính pháp. Đây là dẫn dắt con người ta vào con đường tà kiến, mê lợi
-
icon
Đá granite
-
icon
Thạch anh
-
icon
Đá vôi
A là đáp án đúng. Bức tượng Quán Thế Âm Bồ Tát ở chùa Ba Vàng cao 10,8 m, đài sen cao 2,8 m, nặng 80 tấn được đúc bằng đá granite nguyên khối do các nghệ nhân ở Đà Nẵng thực hiện. Vào ngày 25/1/2014, bức tượng được chuyển về chùa và đặt tại đài Quan Âm (cũ) của chùa.
-
icon
Giếng nước
-
icon
Bia đá thiêng
-
icon
Tượng cổ
C là đáp án đúng. Mặc dù nằm ở độ cao 340m so với mặt nước biển, nhưng giếng nước trong chùa không bao giờ hết nước và mạch nước này từ trong lòng núi chảy ra, quanh năm xanh mát. Nhiều nhà phong thủy cho rằng, giếng được đặt tại mắt rồng của linh địa này.
Kết quả
Bạn hãy chăm chỉ hơn nhé!
điểm