Chủ tịch tỉnh Sóc Trăng vận động cán bộ, người dân 'giải cứu hành tím'

0:00 / 0:00
0:00
Hành tím Vĩnh Châu hiện đang tồn hơn 51.000 tấn chưa thể tiêu thụ được.
Hành tím Vĩnh Châu hiện đang tồn hơn 51.000 tấn chưa thể tiêu thụ được.
TPO - Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng vận động tất cả cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và người dân trên địa bàn ủng hộ, hỗ trợ tiêu thụ số lượng hành tím còn tồn đọng ở địa phương này.

Ngày 20/4, tin tin Văn phòng UBND tỉnh Sóc Trăng cho biết, Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng Trần Văn Lâu đã ký ban hành công văn về việc vận động ủng hộ tiêu thụ hành tím trên địa bàn thị xã Vĩnh Châu.

Trong công văn này, Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng nêu rõ, do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 nên tình hình tiêu thụ hành tím trên địa bàn thị xã Vĩnh Châu gặp nhiều khó khăn; hiện nay sản lượng hành tím trên địa bàn thị xã Vĩnh Châu còn tồn đọng trên 50.000 tấn, nếu không tiêu thụ kịp thời sẽ gây hư hỏng, thiệt hại kinh tế cho người sản xuất hành.

Từ đó, Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng đề nghị thủ trưởng các Sở, Ban ngành, đoàn thể, đơn vị sự nghiệp, các cơ quan trung ương đóng trên địa bàn tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố vận động tất cả cán bộ, công chức, viên chức, cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang, người lao động và nhân dân trên địa bàn ủng hộ, hỗ trợ tiêu thụ số lượng hành tím còn tồn đọng ở địa phuong này, không để hư hỏng, gây thiệt hại về kinh tế cho người nông dân sản xuất hành tím.

Thông tin liên hệ mua hành ủng hộ xin liên hệ tại Phòng Kinh tế thị xã Vĩnh Châu. Điện thoại 0939.231.868, ông Mã Chí Thọ, Trưởng phòng Kinh tế thị xã.

Như đã Tiền Phong đã đưa tin, hiện nay trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng còn hơn 51.000 tấn hành tím tồn chưa thể tiêu thụ. Trước đó, bà con đã thu hoạch rộ từ tháng 1 đến tháng 2 (với tổng diện tích 5.300ha), thế nhưng đến nay số lượng hành tím còn tồn đọng rất lớn chưa thể tiêu thụ được.

Giá hành tím đã gia công vào bao lưới hiện có giá từ 15.000 đồng đến 20.000 đồng, còn đối với hành xù (hành chưa cắt, còn ngoài ruộng) được trồng trên đất cát chỉ có giá 4.000 đồng đến 5.000 đồng, trồng trên đất ruộng có giá từ 9.000 đến 10.000 đồng.

Ông Mã Chí Thọ, Trưởng phòng Kinh tế thị xã Vĩnh Châu cho biết: Nguyên nhân giá hành xuống thấp là do hiện nay hành tím có xuất xứ từ Trung Quốc, Thái Lan bán trên thị trường chỉ có giá khoảng 3.000 đồng/kg, nên hành tím trong nước cũng giảm giá theo. Ngoài ra, do tình hình dịch COVID-19 còn khá phức tạp nên thời gian qua hành tím không xuất khẩu được. Trước đây, hành tím Vĩnh Châu chủ yếu xuất qua thị trường Trung Quốc.

Ông Thạch Nửa (52 tuổi, ngụ xã Vĩnh Hải, thị xã Vĩnh Châu) chia sẻ: "Gia đình tôi trồng được 1,5ha hành tím, đã thu hoạch xong gần 1 tháng. Tuy nhiên, do giá hành xuống quá thấp nên gia đình tôi phải trữ lại khoảng 60 tấn để chờ giá lên. Với giá hành trung bình từ 6.000 đến 9.000 đồng thì nông dân lỗ nặng, trung bình mỗi công hành lỗ gần 10 triệu đồng. Hiện giá giống, phân, thuốc... đều khá cao, nên giá hành tại ruộng phải từ 15.000 trở lên thì nông dân mới có ăn.

Không riêng gia đình ông Thạch Nửa, nhiều nông dân trồng hành tím tại Vĩnh Châu đang phải chịu cảnh lao đao vì giá hành xuống thấp kỷ lục. Nhiều gia đình không có vốn để lấp vụ hành mới, không có kho trữ hành, hoặc phải thanh toán tiền phân thuốc nên đành phải ngậm ngùi “bán tháo” hành với giá thấp.

Ông Ngô Hùng, Bí thư Thị ủy Vĩnh Châu cho biết, ngoài việc tập trung triển khai nhiều giải pháp tìm đầu ra cho sản phẩm hành tím, hiện Thị ủy đã thống nhất chủ trương kêu gọi toàn thể đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn cùng chung tay “giải cứu hành tím”, góp phần giúp nông dân trồng hành vượt qua khó khăn trước mắt.

MỚI - NÓNG
Một nhân viên của Ukrainian Armor chuẩn bị đặt súng cối vào hộp tại khu nhà xưởng không được công khai vị trí. (Ảnh: Reuter)
Ngành vũ khí nội địa Ukraine kêu khó đủ đường
TPO - Hàng trăm doanh nghiệp sản xuất vũ khí và thiết bị quân sự đã mọc lên ở Ukraine kể từ khi cuộc xung đột với Nga nổ ra, nhưng nhiều doanh nghiệp trong số đó đang chật vật vì thiếu tiền và tất cả đều lo sợ sẽ trở thành mục tiêu của tên lửa Nga.