Chủ tịch Kim Jong-un đến Trung Quốc, hội đàm với Chủ tịch Tập Cận Bình

Ảnh: Tân hoa xã
Ảnh: Tân hoa xã
TPO - Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã có chuyến thăm tới Trung Quốc từ ngày 25-28/3 theo lời mời của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. 

Bố của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un, cố Chủ tịch Kim Jong Il, người vốn nổi tiếng sợ máy bay, đã thăm Trung Quốc nhiều lần bằng đoàn tàu riêng. Các chuyến thăm của cố Chủ tịch Kim chỉ được giới truyền thông Trung Quốc và Triều Tiên xác nhận sau khi ông rời Bắc Kinh về nước.

Chuyến thăm Trung Quốc của Chủ tịch Kim Jong-un đánh dấu lần đầu tiên nhà lãnh đạo trẻ tuổi thăm nước ngoài kể từ khi lên nắm quyền vào cuối năm 2011.

Theo Tân hoa xã, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã có cuộc hội đàm với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un tại Đại Lễ đường Nhân dân ở thủ đô Bắc Kinh.

Trong khi đó, truyền thông Triều Tiên đưa tin, cùng đi với Chủ tịch Kim còn có bà Ri Sol-ju, phu nhân của người đứng đầu nhà nước CHDND Triều Tiên.

Theo thông tin từ mạng xã hội Trung Quốc WeChat, ông Kim Jong-un tới thành phố Hồ Lô Đảo, tỉnh Liêu Ninh vào 8 giờ sáng 26/3. 

Tại cuộc hội đàm, Chủ tịch Tập Cận Bình đã thay mặt Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc hoan nghênh nồng nhiệt ông Kim Jong-un trong chuyến thăm đầu tiên của nhà lãnh đạo này tới Trung Quốc. 

Theo nhà lãnh đạo Trung Quốc, chuyến thăm của ông Kim Jong-un tới Bắc Kinh diễn ra vào thời điểm đặc biệt và mang ý nghĩa to lớn, cho thấy nhà lãnh đạo Triều Tiên đánh giá cao tầm quan trọng mối quan hệ Trung Quốc - Triều Tiên.

"Tôi đã có cuộc hội đàm với Tổng bí thư Tập Cận Bình về phát triển quan hệ giữa hai đảng, hai nước, tình hình mỗi nước, duy trì hòa bình và ổn định trên bán đảo Triều Tiên cùng nhiều vấn đề khác", hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) dẫn lời phát biểu của ông Kim Jong-un tại buổi tiệc chiêu đãi của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

Ngoài ra, KCNA cũng mô tả cuộc gặp giữa nhà lãnh đạo hai nước Triều Tiên - Trung Quốc là cột mốc trong "cải thiện quan hệ song phương".

Theo các chuyên gia phân tích, chuyến thăm tới Trung Quốc của Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un diễn ra trong bối cảnh Bắc Kinh được cho là sẽ có những biện pháp cải thiện quan hệ với đồng minh Bình Nhưỡng trước các hội nghị thượng đỉnh giữa Triều Tiên với Mỹ và Hàn Quốc.

Quan hệ giữa Bình Nhưỡng và Bắc Kinh đã xuống dốc đáng kể dưới thời Chủ tịch Kim Jong-un, khi Triều Tiên đạt được tiến bộ vượt bậc trong chương trình vũ khí hạt nhân và tên lửa đạn đạo.

 Kịch bản tồi tệ nhất đối với Bắc Kinh là Bình Nhưỡng rơi vào tầm ảnh hưởng của Washington, tronng khi sự cạnh tranh Trung – Mỹ đang ngày càng trở nên khốc liệt.

Chủ tịch Kim Jong-un đến Trung Quốc, hội đàm với Chủ tịch Tập Cận Bình ảnh 1  Ảnh: Tân hoa xã
Chủ tịch Kim Jong-un đến Trung Quốc, hội đàm với Chủ tịch Tập Cận Bình ảnh 2  Ảnh: Tân hoa xã
Chủ tịch Kim Jong-un đến Trung Quốc, hội đàm với Chủ tịch Tập Cận Bình ảnh 3  Ảnh: Tân hoa xã

Chuẩn bị cho cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Triều

Trung Quốc là bên không thể thiếu được nếu không muốn nói là quốc gia đóng vai trò quyết định tới hòa bình trên Bán đảo Triều Tiên. Do đó, bất kỳ mối quan hệ nào liên quan tới Triều-Hàn hay Triều-Mỹ đều không thể thiếu được vai trò của Trung Quốc.

Trong bối cảnh Mỹ và Hàn Quốc tìm cách làm "tan băng" quan hệ với Triều Tiên, đặc biệt là nhà lãnh đạo Kim Jong-un đưa ra nhiều tín hiệu cho thấy sẵn sàng ngồi vào bàn đàm phán với Mỹ về vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên, việc Trung Quốc cố gắng thiết lập đường dây can dự ngoại giao trực tiếp của riêng mình với Bình Nhưỡng là điều không có gì bất ngờ.

Như vậy, một loạt động thái ngoại giao của Triều Tiên thời gian qua, đặc biệt là chuyến thăm Trung Quốc của nhà lãnh đạo Triều Tiêu Kim Jong-un cho thấy, chính quyền Bình Nhưỡng đang trong quá trình thực hiện các chuyến ngoại giao “thăm dò” thái độ và lập trường của các bên liên quan, qua đó định hình các mối quan hệ và vị thế của nước này trên bản đồ ngoại giao quốc tế.

Theo Theo Tân hoa xã
MỚI - NÓNG
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.