Chủ tịch Đà Nẵng: Quyết tâm không để khủng hoảng do COVID-19

0:00 / 0:00
0:00
Ông Lê Trung Chinh, Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng phát biểu tại kỳ họp thứ 2, HĐND TP Đà Nẵng khoá X.
Ông Lê Trung Chinh, Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng phát biểu tại kỳ họp thứ 2, HĐND TP Đà Nẵng khoá X.
TPO - Từ ngày 10/7 đến nay Đà Nẵng đã ghi nhận 1.473 ca mắc COVID-19, nếu lên đến con số 6.000 ca, hệ thống y tế TP sẽ quá tải. Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng cho biết thành phố cũng đã chủ động xây dựng các kịch bản và nguồn kinh phí trong trường hợp dịch bệnh tiếp tục diễn biến xấu và số lượng các ca F0 tăng lên. 

Đà Nẵng sẽ quá tải nếu có 6.000 ca mắc COVID-19

Ngày 12/8, tại kỳ họp thứ 2 HĐND TP Đà Nẵng, bà Ngô Thị Kim Yến, Giám đốc Sở Y tế TP Đà Nẵng cho biết: thành phố đã trải qua những ngày rất áp lực với chuỗi lây nhiễm cảng cá Thọ Quang. Sau khi kiểm soát bằng nhiều biện pháp, dấu hiệu cho thấy chuỗi lây nhiễm này đã đi xuống và thành phố thành công trong việc khống chế chùm bệnh này. Tuy nhiên sáng ngày 12/8, thành phố lại xuất hiện chuỗi lây nhiễm mới rất phức tạp ở chợ đầu mối Hòa Cường, địa điểm cung cấp thực phẩm chính cho thành phố

Theo bà Yến, Đà Nẵng đã thiết lập được 300 giường hồi sức máy móc hiện đại, có một hệ thống khí nén ôxy đầy đủ cho quy mô 300 giường này. Tuy vậy đây đã là cố gắng hết sức, gần như tối đa của ngành y tế thành phố.

Giám đốc Sở Y tế Đà Nẵng cho biết: với tỉ lệ 5% bệnh nặng trên tổng số ca COVID-19, khi thành phố có hơn 6.000 ca thì hết công suất 300 giường hồi sức. Nếu số ca dương tính tăng hơn nữa thì hệ thống y tế chắc chắn quá tải.

Chủ tịch Đà Nẵng: Quyết tâm không để khủng hoảng do COVID-19 ảnh 1

Bình oxy dùng để chăm sóc, chữa trị cho bệnh nhân COVID-19 tại bệnh viện dã chiến tại khu ký túc xá phía tây TP Đà Nẵng. Hiện, Đà Nẵng đang điều trị 1.069 ca bệnh, trong đó có 43 ca bệnh nặng có nguy cơ tử vong. Ảnh: Nguyễn Thành

“Việc kiểm soát làm sao cho số ca bệnh giảm cần những hành động quyết liệt, mạnh mẽ hơn nữa của cả hệ thống chính trị thành phố”, bà Yến cho biết.

Liên quan đến việc tiêm vắc xin, ngành y tế đã tham mưu cho thành phố kế hoạch tiêm vắc xin với mục đích tiêm nhanh nhất, an toàn nhất. Đà Nẵng đã ban hành kế hoạch về chiến dịch tiêm vắc xin với tổng cộng 9 địa điểm tiêm, 102 điểm tiêm. Nếu việc tiêm vaccine xin chỉ diễn ra trong giờ hành chính thì thành phố tiêm được 20.000 người/ngày. Nhưng có thể tối ưu hóa điểm tiêm, ba ca/ngày thì có thể tiêm cho 35.000 đến 40.000 người/ngày.

TP Đà Nẵng đang nhận ba loại vắc xin, lãnh đạo thành phố thống nhất quan điểm rằng vắc xin Pfizer chỉ dành ưu tiên tiêm cho người cao tuổi và bệnh mãn tính. Vắc xin Moderna một phần tiêm cho đối tượng ưu tiên, một phần tiêm cho người cao tuổi có bệnh nền vì ít có phản ứng sau tiêm. Vắc xin Astra Zeneca tiêm cho toàn bộ đối tượng còn lại.

Theo kế hoạch, Bộ Y tế phân bổ về Đà Nẵng 197.000 liều, thực tế về tới Đà Nẵng hiện nay khoảng 95.000 liều. Thành phố đã tiêm hơn 70.000 liều, đến 14/8 sẽ tiêm hết 100% vắc xin hiện có.

Bà Yến cũng khẳng định: nếu có vắc xin đầy đủ, ngành y tế sẽ tập trung trong một tháng là có thể tiêm hết mũi 1 cho 826.000 người dân trên 18 tuổi.

Xây dựng kịch bản và kinh phí trong trường hợp xấu

Ông Lê Trung Chinh, Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng cho biết: Đà Nẵng cũng đã chủ động xây dựng các kịch bản và nguồn kinh phí trong trường hợp dịch bệnh tiếp tục diễn biến xấu và số lượng các ca F0 tăng lên.

Dự kiến nhu cầu kinh phí cho phòng, chống dịch COVID-19 theo các kịch bản như sau: Trường hợp có 3.000 ca F0 thì tổng nhu cầu chi gần 1.900 tỷ đồng; trường hợp có 4.000 ca F0 thì tổng nhu cầu chi gần 2.200 tỷ đồng; trường hợp có 5.000 ca F0 thì tổng nhu cầu chi gần 2.600 tỷ đồng

“Với ưu tiên ngân sách cho công tác phòng, chống dịch, thành phố đã thực hiện các giải pháp như sau: rà soát, cắt giảm, sắp xếp các nhiệm vụ chi, sử dụng một phần nguồn cải cách tiền lương và sử dụng các nguồn tài chính hợp pháp khác theo quy định”, ông Chinh cho biết.

Chủ tịch TP Đà Nẵng rất mong các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và người dân cùng thấu hiểu và chia sẻ khó khan với thành phố. Đồng thời, cũng bày tỏ niềm tin Đà Nẵng sẽ sớm đẩy lùi dịch bệnh COVID-19.

“Càng trong khó khăn, phức tạp, chúng ta càng phải giữ vững bản lĩnh và niềm tin, quyết tâm không để khủng hoảng, phấn đấu cao nhất để thành phố trở lại bình thường trong thời gian nhanh nhất”, ông Chinh nói.

Chủ tịch Đà Nẵng: Quyết tâm không để khủng hoảng do COVID-19 ảnh 2
Đà Nẵng đang triển khai quyết liệt các biện pháp phong toả, cách ly y tế để phòng chống dịch. Ảnh: Nguyễn Thành

Liên quan đến việc tiêm vắc xin, ông Lê Trung Chinh cho biết: việc sử dụng vắc xin trong thời gian qua đã nhận được sự đồng lòng, chia sẻ của nhân dân. Vắc xin được phân bổ theo nguyên tắc công bằng, bình đẳng, công khai, minh bạch, linh hoạt, hiệu quả. Đà Nẵng đã triển khai 4 đợt tiêm vắc xin; đến nay có 60 nghìn người được tiêm (chiếm 5% trên tổng dân số Đà Nẵng), trong đó có 6.975 người đã được tiêm 2 mũi vắc xin. Đà Nẵng đặt ra mục tiêu đảm bảo an toàn, hiệu quả khi sử dụng vắc xin phòng COVID-19.

"Với vị trí trung tâm của khu vực, nên Đà Nẵng luôn có nguy cơ và thực tế luôn là một trong những tâm dịch của cả nước. Vì vậy, thành phố đã chủ động kiến nghị với Chính phủ tăng lượng phân bổ vắc xin để triển khai tiêm chủng trên diện rộng cho người dân toàn thành phố. Đà Nẵng cam kết sẽ thực hiện tiêm chủng nhanh nhất khi nhận đủ số lượng vắc xin phòng COVID-19 và đúng đối tượng", ông Chính cho biết.

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.