Chủ nhà hàng Thanh Loan từng bức tử một nữ nhân viên? - kỳ 2

Chủ nhà hàng Thanh Loan từng bức tử một nữ nhân viên? - kỳ 2
TP - Rạng sáng 20/3/2004, có người gõ cửa nhà bà Bùi Thị Mủn ở xóm Chùa (xã Tử Nê, Tân Lạc, Hòa Bình). Bà Mủn  mở cửa thì thấy mấy người vận trang phục công an thông báo tin dữ: “Cháu Thảo đã treo cổ tự tử tại nhà hàng Thanh Loan”.

Rạng sáng 20/3/2004, có người gõ cửa nhà bà Bùi Thị Mủn ở xóm Chùa (xã Tử Nê, Tân Lạc, Hòa Bình). Bà Mủn  mở cửa thì thấy mấy người vận trang phục công an thông báo tin dữ: “Cháu Thảo đã treo cổ tự tử tại nhà hàng Thanh Loan”.

Bà hét lên một tiếng rồi ngất xỉu. Hàng xóm biết tin sang hồi sức cho bà. Chỉ ít phút sau, chiếc xe của chủ nhà hàng Thanh Loan thuê sẵn đã đỗ xịch trước cửa đón người nhà bà Mủn đi nhận xác đứa con gái xấu số…

Bạn đọc tiếp tục ủng hộ chị Bùi Thị Thương

Ông A.Riedl - Huấn luyện viên trưởng Đội tuyển bóng đá Việt Nam: 2 triệu đồng.

Đoàn Ngọc Hoàn (72E, Trần Hưng Đạo, Hà Nội): 500.000 đồng.

Nguyễn Thanh Liên. (lienbinhdinh@yahoo.com): 50 USD

Bùi Khánh Ly (học sinh lớp chuyên Pháp, Trường THPT Hà Nội - Amsterdam): 300.000 đồng.

B.B. Thọ (Hà Nội): 1 triệu đồng.

Chân thành cám ơn bạn đọc. 

Hai người trong gia đình được cử theo xe là ông Bùi Văn Ngọ (anh trai bà Mủn) và ông Bùi Văn Bận (anh rể của chồng bà Mủn). Ông Bùi Văn Ngọ kể lại: “Xe ra đến thị trấn Lương Sơn. Người nhà của nhà hàng Thanh Loan đã đợi sẵn và đưa chúng tôi vào nhà xác Trung tâm Y tế huyện Lương Sơn. Tôi quan sát thấy trên thi hài cháu có vết bầm tím ở gáy, vai và chân, tay trái. Tôi không thấy có vết treo cổ…”.

Ông Bùi Văn Bận tiếp lời: “Trong lúc chờ làm các thủ tục, tôi tranh thủ hỏi một số người chứng kiến vụ việc. Họ nói với tôi rằng, Thảo đã chết trước khi được đưa đến bệnh viện”.

Cũng theo hai nhân chứng này, khi họ đề nghị được gặp vợ chồng Hải - Loan để nói chuyện thì chị gái bà Loan từ chối không cho gặp.

Cũng theo lời ông Bận và ông Ngọ, chị gái bà Loan có khuyên: “Đằng nào thì cháu cũng đã chết rồi. Gia đình đừng nên yêu cầu mổ khám nghiệm tử thi làm gì nữa…”.

Tuy nhiên, cả hai ông đều không đồng ý. Khoảng 7 giờ sáng, xe mới chở hai ông về nhà hàng Thanh Loan. Lúc này, ông Hải và bà Loan lại tiếp tục đề nghị: “Tốt nhất là đưa thi hài cháu Thảo về quê mai táng sớm, đừng khám nghiệm tử thi nữa. Nhà hàng sẽ cho người lên lo mai táng cho cháu…”.

Sau khi ông Bận kiên quyết ký vào giấy đề nghị khám nghiệm tử thi, ông được đưa trở lại nhà hàng nhận đồ đạc và vật dụng của Thảo. Thật ngạc nhiên, hiện trường đã không còn nguyên vẹn: đồ dùng của Thảo đã được gấp gọn ghẽ trong chiếc làn, dây treo cổ đã không còn.

Không những không được chứng kiến quá trình khám nghiệm tử thi, ông Ngọ và ông Bận còn phải ký vào một văn bản trắng.

Ông Bận kể lại: “Sau khi khám nghiệm xong, công an và bác sỹ khám nghiệm đưa cho tôi một tờ giấy trắng, trên đầu tờ giấy chỉ có dòng chữ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Độc lập - Tự do - Hạnh phúc. Họ bảo tôi ký sẵn vào đấy, còn lại mọi việc để họ làm. Tôi cũng chẳng biết tờ giấy đó sau này sẽ là văn bản gì mà họ kết luận nguyên nhân cháu tôi chết là do tự tử”.

Hành trình lá thư cuối cùng

Đúng 3 ngày sau khi mai táng con gái xong, bà Mủn nhận được lá thư của Thảo đề ngày 12/3/2004 qua đường bưu điện, đóng dấu bưu điện Mai Châu (Hòa Bình).

Nội dung bức thư chủ yếu nói về sự chửi bới, đánh đập, đe dọa của chủ nhà hàng Thanh Loan đối với Thảo và một số nữ nhân viên khác (trong đó có Hà Thị Dung). Lạ quá! Sao lá thư lại xuất phát từ Mai Châu? Phải chăng Thảo đã nhờ ai đó gửi? Hay là có điều gì uẩn khúc?

Lần theo những nghi vấn đó, chắp nối với thông tin khi còn sống con gái bà có lần nói rằng cô gái tên Dung (hay được nhắc trong thư) là người Mai Châu, bà Mủn và những người thân trong gia đình lặn lội đi tìm.

Mất rất nhiều thời gian, có lúc tưởng như vô vọng nhưng cuối cùng bà cũng tìm được tung tích, cô gái đó là Hà Thị Dung ở xóm Tớn (Lũng Cao, Bá Thước, Thanh Hóa).

Chủ nhà hàng Thanh Loan từng bức tử một nữ nhân viên? - kỳ 2 ảnh 1

Ông Bùi Văn Ngọ : “Tôi không thấy vết treo cổ trên thi thể cháu Thảo…”                                                 ảnh: Đ.K

Vì cơ thể suy nhược, bà Mủn không thể vượt mấy trăm cây số tìm gặp Dung được đành nhờ ông Ngọ.

Gặp được Dung tại địa chỉ trên, ông Ngọ mừng hơn bắt được vàng: Linh hồn cháu mình sẽ được thanh thản hơn, nếu như sự thực về nguyên nhân cái chết được làm sáng tỏ.

Thế nhưng, khi gặp ông, Dung vô cùng run sợ và không dám trả lời các câu hỏi.

Bố Dung quát: “Có gì thì mày nói cho bác ấy, để bác tìm ra sự thực chứ. Về nhà rồi, còn gì mà phải sợ nữa…”.

Dung lí nhí: “Con mà nói ra thì ông Hải sẽ giết chết con”. “Cuối cùng, được sự động viên của bố, Dung cũng nói được vài câu, đại ý không phải Thảo tự tử mà là do người khác ép…”.

Cũng theo lời Dung kể, trước đó, do bị đánh đập nhiều quá, Thảo đã bỏ đi mấy ngày nhưng chủ nhà hàng cho lùng sục khắp nơi bắt về. Sau đó, vợ chồng Hải - Loan ra sức chửi bới, đánh đập, thậm chí dọa giết (bản thân Dung cũng nhiều lần bị ông Hải dọa giết).

Biết Dung có ý định bỏ trốn, Thảo đã viết thư nhờ Dung gửi cho mẹ, kể lại những lần bị đánh đập, ức hiếp… Sau khi bỏ trốn, Dung đã ngược lên Mai Châu và gửi thư qua đường bưu điện. Lá thư đến tay bà Mủn khi vừa làm xong lễ 3 ngày cho con.

Nghe những lời kể bập bõm của Dung, mừng quá, ông Ngọ trở về thông báo với bà Mủn và đại gia đình họ Trịnh. Cả họ họp lại, viết đơn gửi CA huyện Lương Sơn, CA tỉnh Hòa Bình xác minh lại nguyên nhân cái chết của con em mình. 

Kỳ sau: Những điều khó hiểu trong việc xử lý vụ việc

MỚI - NÓNG