Chống vàng, đôla và bất động sản hóa là tất yếu

Chống vàng, đôla và bất động sản hóa là tất yếu
Ngân hàng Nhà nước đang hoàn tất dự thảo nghị định kinh doanh vàng miếng, theo đó nhà nước sẽ thu mua vàng miếng theo giá quốc tế để đảm bảo lợi ích cho người dân. Dưới góc độ các nhà đầu tư tài chính, VAFI cho rằng, chính sách về đôla, bất động sản hóa sẽ là con đường tất yếu.

>> Giá vàng trong nước ngược chiều thế giới

>> SJC sẽ chuyển hướng mạnh sang vàng trang sức

 
Chống vàng, đôla và bất động sản hóa là tất yếu ảnh 1

"Chúng tôi cho rằng đây là một chính sách hay và đúng đắn. Nếu chúng ta sớm thực thi chính sách này thì dự trữ ngoại hối của nhà nước tăng lên rất nhiều và sẽ không còn tình trạng thu mua và đầu cơ nữa," Hiệp hội các nhà đầu tư tài chính Việt Nam (VAFI) nhận định.

VAFI cũng chỉ ra, các nước trong khu vực và các quốc gia tiên tiến trên thế giới có mức lãi suất huy động, lãi suất tín dụng thấp hơn nhiều lần so với nước ta. Một trong những nguyên nhân chính là hệ thống chính sách quản lý dòng tiền nhàn rỗi trong dân cư rất hữu hiệu, dòng tiền nhàn rỗi trong xã hội không thể chạy lung tung mà đều hướng vào hệ thống ngân hàng và một phần về thị trường chứng khoán.

Ở các nước này, những dòng tiền nhàn rỗi trong dân chúng không thể đầu tư vào vàng miếng hay tích trữ ngoại tệ vì bị hạn chế bởi các quy định của pháp luật.

Theo phân tích của VAFI, nền kinh tế không còn tình trạng đầu cơ tích trữ vàng, ngoại tệ, bất động sản thì nguồn tiền khổng lồ từ trong dân cư sẽ được huy động trực tiếp hay gián tiếp vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh. Hơn nữa, khi lượng cung tiền trong xã hội tăng mạnh sẽ tác động làm giảm lãi suất huy động và cho vay. Nhờ đó, giá trị đồng nội tệ được tăng lên, tác động lớn đến việc chống lạm phát và kích thích nền kinh tế phát triển nhanh hơn.

Theo TTXVN

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Bộ Xây dựng đề nghị Hà Nội sớm rút ngắn thủ tục đầu tư nhà ở xã hội
Bộ Xây dựng đề nghị Hà Nội sớm rút ngắn thủ tục đầu tư nhà ở xã hội
TPO - Bộ Xây dựng đề nghị TP Hà Nội có các cơ chế, giải pháp cụ thể, rút ngắn thủ tục hành chính về lập, phê duyệt dự án, giao đất, cho thuê đất, giải phóng mặt bằng, thủ tục đầu tư xây dựng... để hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp triển khai đầu tư xây dựng dự án, tạo nguồn cung cho thị trường và tận dụng được nguồn vốn ưu đãi phát triển.
Công an Bình Dương nói gì về phản ánh đội 'phản ứng nhanh' xử lý sự cố giao thông… chậm?
Công an Bình Dương nói gì về phản ánh đội 'phản ứng nhanh' xử lý sự cố giao thông… chậm?
TPO - Theo phản ánh của người dân, mô hình Đội cơ động xử lý sự cố giao thông (CĐXLSCGT) tại tỉnh Bình Dương chưa phát huy được hiệu quả như kỳ vọng, một số vụ tai nạn, ùn tắc song sự xuất hiện của lực lượng này tại hiện trường chậm. Về việc này, lãnh đạo Công an tỉnh Bình Dương đã phân tích một số nguyên nhân để làm rõ.