CHOÁNG: “Nhiệt độ chết” được dự báo cuối thế kỷ mới xuất hiện nhưng giờ đã xảy ra rồi!

HHT - Những hiện tượng thời tiết cực đoan đang xuất hiện ngày càng nhiều, sớm hơn hẳn so với mốc mà các nhà khoa học dự đoán.

Con người chúng ta có một siêu năng lực, đó là toát mồ hôi! Khi nhiệt độ tăng lên, chúng ta toát mồ hôi để cơ thể đỡ bị nóng quá mức. Cơ chế này đã giúp con người vượt qua những thời điểm nóng ẩm suốt nhiều năm nay.

Nhưng ngay cả siêu năng lực cũng có giới hạn. Khi trời quá nóng và ẩm thì các định luật vật lý sẽ khiến mồ hôi không làm mát da chúng ta được nữa. Ở mức khoảng 35 độ C, độ ẩm cao và không có đủ nước để uống thì đến người khỏe nhất cũng có thể chết chỉ sau vài giờ.

CHOÁNG: “Nhiệt độ chết” được dự báo cuối thế kỷ mới xuất hiện nhưng giờ đã xảy ra rồi! ảnh 1

Khi trời quá nóng và ẩm thì mồ hôi cũng không làm mát da chúng ta được nữa.

Các nhà khoa học đã nghĩ rằng những mức nhiệt độ cực đoan như thế sẽ hiếm khi xuất hiện trên Trái Đất. Nếu có, thì cũng phải đến cuối thế kỷ này, ở một số vùng nhất định thôi. Nhưng hóa ra chúng ta chẳng phải đợi lâu đến thế!

Mức “nhiệt độ chết” đang ngày càng trở nên phổ biến, ở khắp mọi nơi trên thế giới, từ phía Nam châu Á, đến Mỹ, Ấn Độ… Theo thống kê thì mức nhiệt độ và độ ẩm cực đoan xảy ra nhiều nhất ở các bờ biển cận nhiệt đới, nơi không khí ấm và ẩm từ biển đụng độ với không khí nóng trên lục địa. Những lúc đó, con người có thể cảm thấy nhiệt độ như thể đang chạm ngưỡng 60 độ C. Ở một số nước như Việt Nam ta thì những hiện tượng này càng dễ được tiếp thêm năng lượng bởi gió mùa nữa.

CHOÁNG: “Nhiệt độ chết” được dự báo cuối thế kỷ mới xuất hiện nhưng giờ đã xảy ra rồi! ảnh 2

Một ngày cực nóng ở Thái Lan. Ảnh: Chicago Tribune.

“Vào 40 năm trước, một năm chỉ có một, hai lần thời tiết cực đoan. Nhưng bây giờ thì những đợt nóng ẩm chạm đến ngưỡng chịu đựng về sinh lý học của con người đã xảy ra 25-30 lần/năm” - một nhà nghiên cứu cho biết. Và nếu khí thải carbon không giảm đáng kể trong những thập kỷ tới, thì những điều vốn tưởng là “hiếm có” sẽ xảy ra ngày càng nhiều hơn.

CHOÁNG: “Nhiệt độ chết” được dự báo cuối thế kỷ mới xuất hiện nhưng giờ đã xảy ra rồi! ảnh 3

Những mức nhiệt độ kỷ lục ở Nhật khiến các nhà nghiên cứu cũng phải ngạc nhiên. Ảnh: Flickr/Toshihiro Gamo.

“Sẽ có những thời điểm mà con người không thể chịu được nếu không có máy điều hòa nhiệt độ, và việc lao động ngoài trời là bất khả thi.” - Các nhà khoa học kết luận - “Chúng ta sẽ phải trải qua những điều kiện mà chúng ta chưa từng biết đến. Để rồi sống ở một số nơi vào mùa hè sẽ khó khăn như là sống ở Nam Cực vào mùa đông vậy”.

CHOÁNG: “Nhiệt độ chết” được dự báo cuối thế kỷ mới xuất hiện nhưng giờ đã xảy ra rồi! ảnh 4
Theo (Theo Science News)
MỚI - NÓNG
Dịp lễ 30/4 - 1/5, Hà Nội có nóng lên tới 41 độ C như ứng dụng thời tiết dự báo?
Dịp lễ 30/4 - 1/5, Hà Nội có nóng lên tới 41 độ C như ứng dụng thời tiết dự báo?
HHT - Nắng nóng sẽ diễn ra tại hầu hết các địa phương trên cả nước trong dịp nghỉ lễ, nếu có kế hoạch du lịch, vui chơi ngoài trời cần chú ý bảo vệ sức khỏe, tăng cường chống nắng tránh nguy cơ say nóng, đột quỵ. Thế nhưng liệu Hà Nội có nóng tới tận 41 độ C như dự báo của các ứng dụng thời tiết?

Có thể bạn quan tâm

Bầu trời Dubai bỗng chuyển màu xanh lá cây giữa mưa bão lịch sử, là hiện tượng gì?

Bầu trời Dubai bỗng chuyển màu xanh lá cây giữa mưa bão lịch sử, là hiện tượng gì?

HHT - Trong lúc mưa bão chưa từng có tiền lệ đang diễn ra, bầu trời ở thành phố Dubai (UAE) bỗng nhiên chuyển thành màu xanh lá cây và không khí dường như có một lớp bụi. Hình ảnh này khiến nhiều người sợ hãi, cho rằng trông giống như trong các bộ phim về thảm họa thiên nhiên. Vậy hiện tượng này được giải thích thế nào?
Vì sao độ ẩm cao gây cảm giác nóng hơn vào mùa Hè và lạnh hơn vào mùa Đông?

Vì sao độ ẩm cao gây cảm giác nóng hơn vào mùa Hè và lạnh hơn vào mùa Đông?

HHT - Thời tiết miền Bắc đang nóng và ẩm, chính độ ẩm cao lại khiến nhiệt độ cảm nhận thực tế ngoài trời cao hơn nhiệt độ không khí, tức là con người cảm thấy nóng hơn. Nhưng vào mùa Đông, độ ẩm cao ở miền Bắc lại gây cảm giác lạnh hơn. Tại sao cùng là độ ẩm cao mà lại tạo những hiệu ứng trái ngược như vậy?