Ngành chức năng cũng cho rằng, do điều kiện khối lượng nước ô nhiễm lớn, các giải pháp khắc phục sinh học, hóa học hiện đều không khả thi, do vậy, cần phải có thời gian để mưa lũ rửa trôi và khả năng tự làm sạch của môi trường tự nhiên.
Cụ thể, về môi trường, chỉ tiêu NH3 vượt ngưỡng cho phép là 7,4-7,5 lần; chỉ tiêu H2S ngưỡng cho phép là 1,5-2 lần; chỉ tiêu NO2 vượt ngưỡng cho phép là 2-4 lần. Về dịch bệnh, kiểm tra lâm sàng trên cá, không tìm thấy dấu hiệu của bệnh truyền nhiễm. Căn cứ vào kết quả kiểm tra, ngành chức năng khẳng định cá chết trên sông Bưởi do các yếu tố môi trường bị ô nhiễm nặng.
Đối với tình trạng cá tiếp tục chết ngày 13-14/5, theo nhận định của cơ quan chức năng vẫn là do môi trường ô nhiễm. Ngoài vấn đề cá chết thì nguồn nước bị ô nhiễm còn ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp trong lĩnh vực chăn nuôi, trồng trọt và nhất là đời sống, sinh hoạt của người dân ven sông Bưởi.