Cho đi là để nhận về…

Cho đi là để nhận về…
TPO-Họ trở thành những người trẻ… đặc biệt, đặc biệt từ nhóm máu mà họ mang trong mình, đặc biệt trong cả hoàn cảnh của những lần hiến máu: gấp gáp và đột xuất...

Câu lạc bộ máu hiếm Đà Nẵng

Cho đi là để nhận về…

TPO-Họ trở thành những người trẻ… đặc biệt, đặc biệt từ nhóm máu mà họ mang trong mình, đặc biệt trong cả hoàn cảnh của những lần hiến máu: gấp gáp và đột xuất...

Một thành viên CLB máu hiếm Đà Nẵng đang hiến máu
Một thành viên CLB máu hiếm Đà Nẵng đang hiến máu. Ảnh: Hoài Tâm

Đội "phản ứng nhanh" hiến máu

Đó là thành viên của CLB máu hiếm Đà Nẵng – với khoảng 10 người mang nhóm máu hiếm RH âm. Chiếm đa số trong CLB máu hiếm là những sinh viên thuộc các trường ĐH, CĐ trên địa bàn Đà Nẵng.
Một thành viên của CLB nhớ lại, cuối năm trước, bệnh viện Đà Nẵng cần gấp một lượng máu thuộc nhóm máu O (có Rh âm - máu không có kháng nguyên Rh) cho một bệnh nhân mổ tim. Nhiều bạn trẻ có nhóm máu hiếm trên đã được điều động đi hiến máu khẩn cấp.

Hồ Sỹ Dương, sinh viên ĐH Bách khoa Đà Nẵng đang học trên giảng đường thì nhận được tin cần đi hiến máu gấp. Đây là lần thứ 2 trong năm, Dương được “điều động” đi hiến máu đột xuất cho một người bệnh nào đó có nhóm máu hiếm như mình.

Còn bạn Mai Ngọc Linh, chiến sĩ cảnh sát, Đội Cảnh sát bảo vệ và hỗ trợ tư pháp, Công an quận Liên Chiểu hôm sau mới có mặt ở bệnh viện để hiến máu, do ngày trước đó Linh đang làm nhiệm vụ tại đèo Hải Vân, không về kịp...

Một buổi sáng đầu tháng 11, đang ngồi nghe giảng trong lớp học của khoa Du lịch, trường Cao đẳng Nghề Đà Nẵng, Trịnh Đức Thụ nhận được tin phải sang Bệnh viện Đà Nẵng gấp để hiến máu cho một bệnh nhân có cùng nhóm máu hiếm thuộc nhóm B (Rh âm) đang cấp cứu tại đây. Chỉ sau 30 phút, Thụ có mặt, và một bịch máu của cậu sinh viên chưa đầy 20 tuổi, có nụ cười thật tươi đã được lấy ra khỏi người, đưa vào máy lọc máu, chuẩn bị đem chuyền cho bệnh nhân.
Trịnh Đức Thụ cũng đồng thời là thủ lĩnh Đoàn thanh niên của lớp.

Thụ và Dương là hai trong số hơn 10 người tham gia hiến máu nhân đạo có nhóm máu hiếm đang sinh sống và học tập tại Đà Nẵng, sẵn sàng hiến máu cứu người trong những trường hợp khẩn cấp.
Những bạn có nhóm máu hiếm, đã tham gia hiến máu nhiều lần ở Đà Nẵng còn có Trần Kế Tới, sinh viên trường CĐ Công nghệ; bạn Hà Thị Chắp, sinh viên trường CĐ Đông Du, Lê Công Quang...

Và tất cả những bạn sinh viên, đoàn viên có nhóm máu Rh âm đã trở thành “người nhà” ở khoa Huyết học - truyền máu, bệnh viện Đà Nẵng khi biết rằng những giọt máu mình đang mang trong người thực sự quý hiếm và sẽ trở thành sự sống cho nhiều người bệnh máu hiếm khác.

 Tấm lòng quý như máu hiếm

Chỉ có khoảng 0,05% dân số có nhóm máu hiếm, nên việc bệnh viện Đà Nẵng phát hiện ra những người hiến máu có máu mang chỉ số Rh âm là tin vui cho các bác sĩ cũng như người bệnh. Bởi trong quá trình cấp cứu, cần đến máu, nếu gặp bệnh nhân có nhóm máu hiếm mà không tìm được người cho máu khẩn cấp, nguy cơ tử vong của bệnh nhân rất cao.

Từ cuối năm 2008 đến nay, những người có nhóm máu hiếm ở Đà Nẵng đã tham gia hiến máu cứu được hàng chục trường hợp người bệnh có nhóm máu hiếm mắc bệnh hiểm nghèo.

Ông Đoàn Văn Hòa, chuyên viên Hội Chử thập đỏ thành phố cho biết, Ban chỉ đạo vận động Hiến máu nhân đạo Đà Nẵng vẫn thường xuyên tuyên truyền cho công tác hiến máu nhân đạo, kết hợp với tuyên truyền cho người dân biết về tầm quan trọng của những người có nhóm máu hiếm, mong có thông tin phản hồi từ những người biết mình mang nhóm Rh âm, để bổ sung cho danh sách người có nhóm máu hiếm.

Hiện nay, Đà Nẵng có 12 đội “ngân hàng máu sống” với 360 người, trong khi nhóm máu hiếm chỉ có 10 người. Cũng chính vì vậy, mà những thành viên của CLB máu hiếm Đà Nẵng – chủ yếu là SV – đã không nề hà, sẵn sàng hiến máu cứu người, không suy nghĩ thiệt hơn, không cần biết người mình cho máu là ai, bởi cho đi còn để nhận về. Không phải là nhận lời cảm ơn từ người bệnh, mà nhận về niềm vui vô cùng lớn lao khi đã góp phần cứu sống một con người

Hoài Tâm

Theo Viết
MỚI - NÓNG
Hà Nội đề xuất có 4 thành phố trực thuộc
Hà Nội đề xuất có 4 thành phố trực thuộc
TPO - Theo định hướng đến năm 2050, Thủ đô có hai TP trực thuộc là Khoa học & Đào tạo Hòa Lạc với TP phía Bắc bao gồm địa giới hành chính huyện Sóc Sơn, Mê Linh và một phần Đông Anh; nghiên cứu hình thành thêm TP Du lịch ở khu vực Sơn Tây – Ba Vì và TP sân bay phía Nam ở Phú Xuyên – Ứng Hòa.
Một bà nội trợ vừa trúng Vietlott 25 tỷ đồng
Một bà nội trợ vừa trúng Vietlott 25 tỷ đồng
TPO - Nhận cuộc gọi từ Vietlott thông báo trúng giải 25 tỷ đồng trong lúc chăm sóc con nhỏ tại bệnh viện, chị M. ở Kiên Giang quyết định sẽ sử dụng một phần tiền để trả nợ, chữa bệnh cho con và đón bố mẹ về phụng dưỡng.