Chợ đêm và bi kịch của những đứa trẻ mù chữ

Chợ đêm và bi kịch của những đứa trẻ mù chữ
Chợ đầu mối Long Biên, nơi mưu sinh nhọc nhằn của hàng nghìn con người mỗi ngày. Không chỉ có người lớn, chợ còn là đất sống của biết bao trẻ em cơ nhỡ, lang thang, trẻ em nghèo tứ xứ tụ về.

> Đêm trắng Hà thành với người vô gia cư

Bị quẳng ra đường kiếm sống từ nhỏ, những đứa trẻ lầm lụi lớn lên như những con thú hoang. Không được đi học, cuộc sống mông muội khiến chúng hành động một cách bản năng và bị lôi kéo vào thế giới tội phạm…

Chợ đầu mối Long Biên, nơi mưu sinh nhọc nhằn của hàng nghìn con người mỗi ngày. Không chỉ có người lớn, chợ còn là đất sống của biết bao trẻ em cơ nhỡ, lang thang, trẻ em nghèo tứ xứ tụ về. Bị quẳng ra đường kiếm sống từ nhỏ, những đứa trẻ lầm lụi lớn lên như những con thú hoang. Không được đi học, cuộc sống mông muội khiến chúng hành động một cách bản năng và bị lôi kéo vào thế giới tội phạm…

Chợ đêm Long Biên, nơi mưu sinh của trẻ lang thang, bụi đời
Chợ đêm Long Biên, nơi mưu sinh của trẻ lang thang, bụi đời.

Những năm trước, nhóm của Nguyễn Văn Lợi (23 tuổi) tức Lợi "xu" từng là nỗi lo lắng, sợ hãi của các chủ hàng ở chợ đêm Long Biên. Nhắc đến Lợi "xu", không ai là không biết bởi gia đình của Lợi quá đặc biệt. Không ai có thể ngờ được ngay tại khu vực trung tâm của thủ đô, đại gia đình của Lợi "xu" với hơn chục thành viên đều thuộc diện "mù chữ".

Bố của Lợi "xu" là ông Nguyễn Văn Gỗ, mưu sinh bằng nghề đạp xích lô. Cuộc đời không nhà lang bạt, ông Gỗ dựng một túp lều ở ven đê tá túc. Người vợ đầu sau khi sinh cho ông 3 người con không may qua đời vì bệnh tật. Ông Gỗ tiếp tục gá nghĩa với bà Nguyễn Thị Hòa, thuộc diện giang hồ tứ chiếng, dạt về khu gầm cầu này mưu sinh.

Trong túp lều rách nát ấy, 9 anh chị em Lợi "xu" lần lượt ra đời. Ông Gỗ phải cho bớt một đứa con của người vợ đầu đi làm con nuôi. Còn lại 11 đứa con, cộng thêm hai vợ chồng ông Gỗ cùng chui rúc trong túp lều chật hẹp. Những người buôn bán ở chợ chẳng thể nào nhớ hết tên những đứa con của ông Gỗ.

Lợi "xu" là thứ sáu trong gia đình. Sau Lợi, 3 đứa em được đặt tên như mơ ước một cuộc sống no đủ "Lộc - Lá - Long". Thế nhưng, đông con khiến cuộc sống vốn đã nghèo khó càng trở nên bần hàn. Lộc lá đâu chẳng thấy, chỉ có sự nheo nhóc bủa vây. Những đứa trẻ như củ khoai củ ráy lăn lóc lớn lên, đứa lớn dắt đứa bé ra chợ kiếm sống. Không một đứa nào được đến trường. Khai sinh cũng không luôn.

Tuổi thơ của Lợi "xu" gắn với khu chợ Long Biên, khu gầm cầu - nơi nó được các đàn anh truyền cho những ngón nghề trộm cắp, cướp giật tài sản của người đi chợ, người đi lẻ trên cầu Long Biên… Dù ít tuổi nhưng với bản chất manh động, liều lĩnh đã khiến nó trở thành thủ lĩnh của một đám thanh thiếu niên ngoại tỉnh dạt nhà đi hoang. 12 tuổi, Lợi "xu" đã biết mùi ma túy. Nó bảo trong những đêm lang thang tại khu vực bờ hồ Hoàn Kiếm, các đàn anh cho phép nó xem cách "chơi" ma túy như thế nào và cho thử. Nó trở thành con nghiện. Cũng không có gì là lạ khi cái đói nghèo đã biến mẹ thành "đại lý" ma túy chuyên nghiệp. Gần một nửa anh chị em dính vào ma túy. Cho đến giờ, mẹ nó và một người chị gái vẫn đang ngồi bóc lịch về tội ma túy.

Xóm thuyền chài trên sông thuộc phường Phúc Xá, quận Ba Đình, một điểm đến của trẻ lang thang
Xóm thuyền chài trên sông thuộc phường Phúc Xá, quận Ba Đình, một điểm đến của trẻ lang thang.

Nhóm của Lợi "xu" trở thành nỗi kinh hoàng của không ít chủ kinh doanh ở chợ cũng như người dân sinh sống tại khu vực lân cận. Chúng xách theo những chiếc bao tải để "mót" hoa quả bằng cách bám các xe tải mới xuống hàng, một đứa nhảy lên bê cả thùng ném xuống cho đồng bọn. Lái xe và chủ hàng nào dũng cảm ngăn lại, lập tức chúng tập trung cả bọn, xông vào xâu xé đánh lại và phá tan hàng. Để yên ổn làm ăn, đa phần chủ hàng đành ngậm đắng.

Không chỉ trộm cắp, cướp giật, khi cơn nghiện ma túy lên, bọn Lợi "xu" còn chặn đường trấn tiền và "thuốc" của con nghiện ma túy. Nếu con nghiện khác có ý phản kháng, Lợi "xu" sẵn sàng nhảy vào, vít cổ đối thủ, dùng gạch đánh đòn phủ đầu. Không ít con nghiện đáo để và lớn tuổi cũng phải chờn nhóm cướp tuổi "teen" do Lợi "xu" cầm đầu.

Năm 14 tuổi, Lợi "xu" cùng đồng bọn liên tiếp gây ra 2 vụ tấn công, cướp xe máy của người đi đường. Lợi bị Công an quận Ba Đình điều tra bắt giữ, tòa án xử gần 7 năm tù.

Men theo những ngõ ngách tối om của khu xóm trọ đất bãi, chúng tôi tìm đến nơi ở của Lợi "xu". Nơi đây thực sự là khu "ổ chuột" của những người lao động ngoại tỉnh, của những người không nhà dạt về đây trú ngụ. Sáu năm cải tạo tại Trại giam Thanh Phong cộng với 4 năm sau khi được ra tù, Lợi "xu" giờ đã là một thanh niên cao to và khá đẹp trai.

Theo Hương Vũ CAND

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG
Trung ương Đoàn trao tặng công trình số hoá khu di tích lịch sử tại Điện Biên
Trung ương Đoàn trao tặng công trình số hoá khu di tích lịch sử tại Điện Biên
TPO - Trung ương Đoàn thực hiện 3 công trình số hóa các di tích lịch sử, địa chỉ đỏ cho tỉnh Điện Biên nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, gồm: Điểm Di tích Sở Chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ ở Mường Phăng, Điểm Di tích Đồi A1 và Điểm Di tích Trung tâm đề kháng Him Lam (Đồi Him Lam), với tổng trị giá 300 triệu đồng.