Ảnh: Science Photo. |
Theo thông tin trên website của đại học trên, sau khi được cấy vào phần vỏ não thị giác ở người mù, chip sẽ được kết nối không dây với một cặp kính đặc biệt.
Cặp kính này được gắn máy quay nhỏ xíu ghi lại mọi hoạt động trước mặt người đó dưới dạng hình ảnh đen trắng có độ phân giải thấp.
Sau đó, thông tin điện tử của những hình ảnh này được chuyển đến bộ xử lý máy tính, giúp chuyển dữ liệu trên thành tín hiệu mà não có thể hiểu được, và kế đến bắn chùm tín hiệu này đến con chip bên trong não.
Đến đây, phần vỏ não thị giác sẽ sử dụng các tín hiệu và ghép lại thành hình ảnh mà camera đã quay được.
Hiện công nghệ này chỉ mới dừng lại ở mức mang lại ánh sáng cho người mù, nhưng chưa cho phép người đó đọc hoặc lái xe được.
Tuy nhiên, nhóm chuyên gia khẳng định, đang tiếp tục nghiên cứu để cải thiện chất lượng hình ảnh, cũng như tìm cách giải quyết vấn đề hóc búa hiện nay là làm sao cung cấp năng lượng cho chip hoạt động.
Để dễ so sánh, số lượng điện cực ở trường hợp cấy chip vào ốc tai trợ thính là 15 cái, trong khi chip vỏ não cần đến 600 điện cực.
Chip xóa mù không phải công nghệ duy nhất hỗ trợ thị lực trên thế giới. Hãng Second Sight trụ sở ở California đang phát minh võng mạc nhân tạo, theo đó cấy điện cực trực tiếp vào mắt.
Theo Thụy Miên
Thanh Niên