TP - Đó là ý kiến của một số đại biểu tại Hội thảo về nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992 do Bộ Tư pháp tổ chức ngày 28-5. TS Phạm Hồng Quang (Vụ Pháp luật Hình sự Hành chính - Bộ Tư pháp) đề nghị trong lần sửa đổi này, Hiến pháp nên quy định vị trí của Chính phủ theo hướng là cơ quan thực thi quyền hành pháp và đứng đầu hệ thống cơ quan hành chính.
> Tranh luận về Luật Biểu tình
Để đảm bảo sự kiểm soát lẫn nhau, tránh sự lạm quyền, các chức vụ trong Chính phủ không nên đồng thời là đại biểu Quốc hội, hoặc các đại biểu Quốc hội không nên kiêm nhiệm các chức vụ quản lý...
TS Tô Văn Hòa (Trường Đại học Luật Hà Nội) cũng đề xuất vị trí của Chính phủ trong cơ chế thực hiện quyền lực Nhà nước ở Việt Nam chỉ nên là cơ quan chấp hành của Quốc hội.
“Để bảo đảm các chủ trương, chính sách và luật do Quốc hội ban hành được thực hiện một cách hiệu quả và nhất quán trong cả nước thì hoạt động hành chính nhà nước không thể tách rời khỏi sự lãnh đạo của Chính phủ”, TS. Hòa nói.
Theo Báo giấy