Chiến dịch Thần tình yêu táo bạo của Mỹ

Dự án Thần tình yêu đã đưa công nghệ điều khiển vũ khí bằng sóng vô tuyến lên một giới hạn mới. Ảnh: Wikipedia
Dự án Thần tình yêu đã đưa công nghệ điều khiển vũ khí bằng sóng vô tuyến lên một giới hạn mới. Ảnh: Wikipedia
Phi công điều khiển máy bay lên độ cao 3.000 m sau đó chuyển quyền điều khiển bằng sóng radio rồi nhảy dù là ý tưởng táo bạo trong chiến dịch quân sự mang tên "Thần tình yêu".

Theo Paleofuture, từ những năm Thế chiến I, giới quân sự thế giới nhận thấy vũ khí có điều khiển chính là công cụ quyết định sức mạnh trên chiến trường. Tuy nhiên, ở thời điểm đó, người ta chưa tìm ra cách hiệu quả để điều khiển vũ khí. Các nhà khoa học đánh giá sóng radio có tiềm năng rất lớn trong việc dẫn đường cho vũ khí nhưng vẫn chưa nắm được công nghệ điều khiển bằng sóng vô tuyến.

Những năm 1940, người Mỹ tiến hành chương trình thử công nghệ điều khiển bằng sóng vô tuyến, chương trình mang mật danh "Dự án Thần tình yêu". Dự án đã đưa công nghệ điều khiển vũ khí bằng sóng vô tuyến tới một giới hạn mới. Ý tưởng mà các nhà khoa học đưa ra là biến một máy bay ném bom cũ thành quả bom có điều khiển.

Phi cơ sẽ mang theo 9 tấn thuốc nổ. Hai phi công điều khiển máy bay lên độ cao 3.000 m. Họ hướng máy bay đến mục tiêu rồi chuyển quyền điều khiển bằng sóng vô tuyến cho trung tâm và nhảy dù ra ngoài. Lúc này, phi cơ sẽ hoạt động như một máy bay không người lái, lao đến mục tiêu thông qua tín hiệu điều khiển bằng sóng radio.

Khi đó, chiếc máy bay sẽ xả khói trắng giúp nhìn rõ quỹ đạo bay. Hai máy quay sẽ ghi và chuyển tín hiệu điều khiển cùng góc nhìn từ khoang lái về trung tâm chỉ huy. Chiếc máy bay mang bom điều khiển từ xa được đánh giá là một cuộc cách mạng về công nghệ điều khiển.

Ở thời điểm Thế chiến I, công nghệ điều khiển bằng sóng vô tuyến còn khá mới mẻ và chưa được thử nghiệm nhiều. Chương trình thử nghiệm của dự án được đánh giá rất nguy hiểm. Dự án có độ rủi ro rất cao và quân đội Mỹ phải kêu gọi sự tình nguyện.

Kennth Waters, một trong những phi công tham gia dự án nói: "Họ cần những tình nguyện viên cho một dự án đặc biệt, nếu bạn tham gia, bạn được công nhận đã hoàn thành 5 nhiệm vụ thông thường và thưởng huân chương".

Những người xả thân vì khoa học

Chuyến bay thử nghiệm đầu tiên diễn ra vào ngày 4/8/1944, phi công nhảy dù thành công nhưng phi cơ mất kiểm soát. Vài tuần sau đó, một phi công thử nghiệm tử nạn khi màn hình điều khiển từ xa mất kiểm soát. Một phi công khác thiệt mạng khi dù của ông vướng vào đuôi máy bay khi nhảy ra ngoài.

Chiến dịch Thần tình yêu táo bạo của Mỹ ảnh 1

Những phi công dám chấp nhận rủi ro để thử nghiệm công nghệ mới. Sự hy sinh của họ đã mở đường cho sự tiến bộ của khoa học. Ảnh: Ytimg ..

Phi công Waters chia sẻ: "Phi cơ bay với tốc độ 250-270 km/h, do đó dòng không khí dễ cuốn và ném phi công vào đuôi máy bay nơi tôi có thể va chạm vào các bộ phận ở đó". Chiến dịch Thần tinh yêu khiến nhiều phi công thiệt mạng, trong đó có Joseph P. Kennedy (anh trai của Tổng thống Mỹ John F. Kennedy).

Ngày 12/8/1944, phi công Joseph P. Kennedy cùng Wilford J. Willy cất cánh làm nhiệm vụ ném bom ở phía bắc nước Pháp. Trong nhiệm vụ này, người ta đã lắp một công tắc nhắm bắn điện tử mới thay thế cho hệ thống thủ công cũ. Nhiệm vụ của phi công là bật công tắc và nhảy dù ra ngoài.

Chỉ vài giây sau khi phi công bật công tắc, máy bay đã phát nổ khiến toàn bộ phi hành đoàn thiệt mạng. Chiếc máy bay bị phá hủy hoàn toàn khiến người ta không thể điều tra nguyên nhân gây tai nạn. Các chuyên gia phỏng đoán rằng, chập điện có thể là nguyên nhân khiến máy bay phát nổ.

Tiến sĩ William Atwater, giám đốc Bảo tàng vũ khí lục quân Mỹ, nói: "Nếu không có những phi công tình nguyện dám chấp nhận rủi ro, bạn không bao giờ biết được công nghệ đó có thể áp dụng thành công hay không".

Chiến dịch Thần tình yêu tuy không thành công nhưng đã mở ra khả năng ứng dụng công nghệ sóng vô tuyến để điều khiển vũ khí về sau, đặc biệt là các máy bay không người lái hiện đại. Bên cạnh ứng dụng quân sự, dự án còn mở đường cho một công nghệ dân sự thú vị là sự ra đời của chiếc TV.

Theo Theo Zing
MỚI - NÓNG