Chiếc đò nhân ái đưa học sinh nghèo đến trường

Chiếc đò nhân ái đưa học sinh nghèo đến trường
Ở nơi tận cùng của Tổ quốc có một chiếc đò mỗi ngày 2 buổi đưa đón các em học sinh nghèo đến trường. Chiếc đò này đã góp phần thắp sáng tương lai cho các em và cũng như giảm đáng kể tỷ lệ học sinh bỏ học.
Chiếc đò nhân ái đưa học sinh nghèo đến trường ảnh 1
"Chuyến đò nhân ái" chở học sinh nghèo ở xã Đất Mới, huyện Năm Căn, tỉnh Cà Mau.

Gần 3 năm qua, chiếc đò nhân ái ở xã Đất Mới (huyện Năm Căn, tỉnh Cà Mau) trở nên quen thuộc đối với bà con và các em học sinh nghèo ở địa phương.

Một chủ trương hay

Ông Trương Thanh Nhàn - Chủ tịch UBND xã Đất Mới cho biết, do đặc thù của địa phương là vùng sông nước cách trở nên trước kia, hàng năm tỷ lệ học sinh ở địa phương bỏ học khá cao. Theo ông Nhàn, nguyên nhân chính không phải vấn đề học phí mà là các em không có tiền trả tiền đò đi học.

Nhằm góp phần tháo gỡ khó khăn đối với các hộ nghèo, đặc biệt là nâng cao trình độ dân trí đối với vùng sâu vùng xa, năm 2010, Đảng ủy, UBND xã đã kết hợp với các ban ngành đoàn thể địa phương thành lập “chuyến đò nhân ái” để đưa rước các em học sinh nghèo đi học.

Ông Nhàn thông tin thêm, khi mới thành lập, “chuyến đò nhân ái” gặp nhiều khó khăn, cụ thể là ngân sách địa phương không thể chi trả lương cho người lái đò. Tuy nhiên, với sự quyết tâm hướng tới các học sinh nghèo, xã đã tổ chức nhiều cuộc họp dân và đi đến thống nhất là địa phương vận động kinh phí mua phương tiện rồi giao cho một gia đình có hoàn cảnh khó khăn đảm nhiệm chạy đò với điều kiện là không lấy tiền đối với học sinh nghèo, giảm 50% đối với hộ cận nghèo, còn lại người chạy đò có thể thu tiền để làm chi phí xăng dầu và giảm bớt gánh nặng cho gia đình.

“Chúng tôi thấy rằng việc làm này rất có ý nghĩa bởi ngoài việc tiếp sức cho các em học sinh nghèo thực hiện ước mơ học tập, còn góp phần tạo công ăn việc làm cho một gia đình có hoàn cảnh khó khăn ở địa phương”, ông Nhàn chia sẻ.

Chị Trương Thị Cám (ngụ ấp Láng Cháo, xã Đất Mới) cho biết, trước đây gia đình chị định cho đứa con trai út tên Bùi Văn Nhí (học sinh lớp 4A, Trường TH 2 xã Đất Mới) nghỉ học, bởi ngoài tiền sách vở, mỗi ngày chị còn phải tốn thêm gần 20.000 đồng tiền đò và tiền cho con ăn sáng nên gia đình không thể kham nổi.

Các em học sinh xuống đò đi học
Các em học sinh xuống đò đi học.

“Làm nghề giao nước đá, mỗi ngày thu nhập chỉ hơn 100.000 đồng, lo cái ăn cái mặc cho các thành viên trong gia đình đã vất vả nên dù biết con rất ham học nhưng gia đình tôi phải “bóp bụng” cho nó nghỉ học. Từ khi địa phương có chuyến đò nhân ái này, tôi rất vui và quyết cho con đi học lại”, chị Cám tâm sự. Nỗi niềm của chị Cám cũng là nỗi niềm chung của các gia đình nghèo ở vùng sông nước này.

Theo chính quyền địa phương xã Đất Mới, hàng năm “chuyến đò nhân ái” đưa rước hàng trăm lượt học sinh nghèo, được đông đảo các giáo viên và phụ huynh học sinh đồng tình ủng hộ. “Đây quả thật là một chủ trương rất hay. Nhờ đó mà mấy năm qua không còn tình trạng học sinh nghèo nghỉ học hoặc bỏ học giữa chừng nữa”, thầy Vương Hải Nam - hiệu trưởng Trường TH 2 xã Đất Mới cho hay.

Niềm vui người lái đò

Chia sẻ với PV, anh Nguyễn Hoàng Oanh (người được chính quyền địa phương xã Đất Mới giao nhiệm vụ điều khiển chiếc đò) bày tỏ: “Tôi thấy nhiệm vụ của tôi là rất cao cả, góp phần vào công tác khuyến học ở địa phương mình”.

Với ý nghĩ ấy, ngoài việc lái đò, anh Oanh còn là người chăm sóc trực tiếp cho các em học sinh suốt đoạn đường đưa rước. Anh cũng thường xuyên kiểm tra các trang thiết bị hoạt động để đưa các em học sinh đến trường một cách an toàn, đúng thời gian quy định. Theo anh Oanh, anh làm việc này trên tinh thần tự nguyện và tấm lòng đối với học sinh nghèo.

Nhờ có
Nhờ có "chuyến đò nhân ái", nhiều em học sinh nghèo được đến trường.

“Biết chuyến đò của tôi đưa rước học sinh nghèo miễn phí, do thương tình nên có nhiều bậc phụ huynh thường hay gửi tôi vài chục ngàn đồng để lo cho con em họ ngồi chỗ đàng hoàng vì sợ bị té sông hoặc tai nạn ngoài ý muốn… tuy nhiên tôi không nhận. Đối với tôi, đây không phải là một nghề mang lại thu nhập mà ở đây còn là cả tấm lòng của một người từng cho con nghỉ học vì nghèo”, anh Oanh bày tỏ.

Theo ghi nhận của PV, phương tiện đò đưa rước học sinh của xã Đất Mới có đăng ký, đăng kiểm, người điều khiển phương tiện có đầy đủ bằng cấp, chứng chỉ hành nghề và có đầy đủ trang bị áo phao cứu sinh. Với những đóng góp của mình, anh Oanh đã được chính quyền địa phương tặng nhiều giấy khen vì đã có thành tích đưa rước các em học sinh nghèo và chấp hành tốt luật Giao thông đường thủy nội địa.

Hàng ngày cứ tờ mờ sáng cho đến chiều tối, anh Oanh luôn gắn bó với chiếc đò nhỏ đã và đang chở nặng những ước mơ, hoài bão của các em học sinh nghèo.

Theo Dân trí

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.