Thị trường chứng khoán thế giới từ đầu năm 2024 đến nay đã chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như Chính sách tiền tệ, Chiến tranh thương mại, Lạm phát, Tốc độ tăng trưởng chậm lại của kinh tế toàn cầu. Những yếu tố này khiến thị trường toàn cầu có những biến động khó lường, và nhà đầu tư cũng gặp nhiều khó khăn khi tham gia đầu tư.
Quyết định tăng lãi suất của các ngân hàng trung ương lớn, đặc biệt là Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), nhằm kiềm chế lạm phát đã tác động đến tâm lý nhà đầu tư và dòng tiền trên thị trường.Các căng thẳng địa chính trị và chiến tranh thương mại tiếp tục gây ra bất ổn và ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng toàn cầu.
Mức lạm phát cao ở nhiều quốc gia đã làm gia tăng lo ngại về suy thoái kinh tế và ảnh hưởng tiêu cực đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu chậm lại cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán.
Về dự báo tình hình thị trường chứng khoán sắp tới, ông James Phạm - cố vấn đầu tư với kinh nghiệm 12 năm tham gia thị trường tài chính chia sẻ: “Từ nay đến cuối năm 2024, thị trường chứng khoán thế giới dự kiến sẽ tiếp tục đối mặt với nhiều thách thức. Tuy nhiên, cũng có những tín hiệu tích cực”.
Một số thông tin được cho là tích cực được chuyên gia điểm qua như việc lạm phát có dấu hiệu hạ nhiệt, giúp ổn định thị trường và tạo điều kiện cho các ngân hàng trung ương điều chỉnh chính sách tiền tệ. Tiếp theo là chuỗi cung ứng được cải thiện, điều này sẽ góp phần thúc đẩy sản xuất và kinh doanh. Một yếu tố nữa cũng được nhắc đến là những tiến bộ trong đàm phán thương mại, điều này giúp giảm bớt căng thẳng địa chính trị và tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi hơn.
Về các nhóm ngành sẽ tăng trưởng trong thời gian tới, ông James Phạm cho biết các ngành như công nghệ, năng lượng sạch, ý tế và hàng tiêu dùng thiết yếu sẽ là những nhóm ngành tiếp tục giữ vững ngôi vương.
Ngành công nghệ vẫn được đánh giá là có triển vọng phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là các lĩnh vực như trí tuệ nhân tạo, điện toán đám mây, và thương mại điện tử.
Với xu hướng chuyển đổi năng lượng xanh, các công ty trong lĩnh vực năng lượng sạch như năng lượng mặt trời, gió, và pin dự trữ có thể thu hút nhiều nhà đầu tư.
Ngành y tế luôn được quan tâm đặc biệt, đặc biệt là trong bối cảnh đại dịch Covid-19. Các công ty dược phẩm, thiết bị y tế và dịch vụ chăm sóc sức khỏe có thể tiếp tục tăng trưởng.
Các doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng thiết yếu như thực phẩm, đồ uống, và các sản phẩm vệ sinh cá nhân thường ít bị ảnh hưởng bởi các biến động kinh tế.
Trong đó, nhóm ngành chủ lực sẽ phát triển một cách bùng nổ được chuyên gia James Phạm nhắc đến chính là nhóm ngành công nghệ. Với sự phát triển của AI cùng sự tham gia cạnh tranh của nhiều ông lớn như NVIDIA, Microsoft, Apple, Meta,.... ngành công nghệ sẽ thật sự tạo nên sự tăng trưởng vượt bậc trong thời gian tới.
Ông James Phạm cũng đồng thời đưa ra lời khuyên cho nhà đầu tư, không nên vội vã đầu tư vào những nhóm ngành “hot" này mà không có sự chuẩn bị cả về vốn lẫn kiến thức. Để có thể đầu tư sinh lời hiệu quả từ đây đến cuối năm 2024, thậm chí là đầu tư lâu dài, nhà đầu tư cần trang bị cho mình những lưu ý sau đâu:
● Đa dạng hóa danh mục đầu tư: Đầu tư vào nhiều loại tài sản và các ngành khác nhau giúp giảm thiểu rủi ro.
● Đầu tư dài hạn: Thị trường chứng khoán luôn biến động, vì vậy đầu tư dài hạn giúp bạn có thể vượt qua những giai đoạn khó khăn.
● Tìm hiểu kỹ thông tin: Trước khi đưa ra quyết định đầu tư, bạn nên tìm hiểu kỹ thông tin về các công ty, ngành nghề và thị trường.
● Tham khảo ý kiến chuyên gia: Nếu bạn còn băn khoăn, hãy tham khảo ý kiến của các chuyên gia tài chính.