Chỉ tòa án mới có quyền cho phép nghe lén điện thoại?

Chỉ tòa án mới có quyền cho phép nghe lén điện thoại?
TPO - Thảo luận về Dự thảo Bộ luật Tố tụng hình sự (BLTTHS) chiều 7/4, ông Nguyễn Sơn, Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao đề nghị nên nghiên cứu giao cho tòa án có thẩm quyền quyết định các biện pháp điều tra đặc biệt, trong đó có biện pháp nghe lén điện thoại.

Theo Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình, việc luật hóa các biện pháp điều tra đặc biệt trong Dự thảo BLTTHS là cần thiết, nhằm cụ thể hóa yêu cầu của Hiến pháp năm, tạo cơ sở pháp lý để thực thi các điều ước quốc tế, tháo gỡ những vướng mắc trong thực tiễn đấu tranh chống tội phạm hiện nay, mở rộng nguồn chứng cứ có giá trị trực tiếp chứng minh tội phạm

Nêu ý kiến của cơ quan thẩm tra về nội dung trên, Uỷ ban Tư pháp cho rằng, đây là vấn đề rất phức tạp liên quan đến an ninh, trật tự, đến bí mật điều tra khám phá vụ án, đến quyền con người, quyền công dân. 

Tuy nhiên, trong dự thảo quy định chưa chặt chẽ. Uỷ ban Tư pháp đề nghị nghiên cứu, xem xét một loạt các vấn đề như: cân nhắc thu hẹp phạm vi áp dụng là chỉ đối với một số tội phạm đặc biệt nghiêm trọng thuộc loại tội xâm phạm an ninh quốc gia, ma túy, tội khủng bố, rửa tiền và tội phạm về tham nhũng.

Thời điểm áp dụng biện pháp điều tra đặc biệt ngay từ khi kiểm tra, xác minh tố giác, tin báo về tội phạm như dự thảo là chưa chặt chẽ. Đề nghị cân nhắc để xác định thời điểm áp dụng hợp lý như khi đã xác định được đối tượng nghi vấn, hoặc kể từ khi khởi tố bị can, để tránh lạm dụng áp dụng tràn lan.

Khi quy định những biện pháp trực tiếp hạn chế quyền con người, quyền công dân (như bí mật đời tư, thư tín, chỗ ở, tài sản) thì phải ghi rõ trong BLTTHS, không để văn bản dưới luật quy định.

Biện pháp đặc biệt được áp dụng với ai? Thời hạn áp dụng bao lâu? Người có thẩm quyền ra quyết định áp dụng và người có thẩm quyền phê chuẩn quyết định áp dụng.

Trước đó, để phục vụ cho việc thẩm tra Dự thảo BLTTHS, Nhóm nghiên cứu của Uỷ ban Tư pháp cũng đề nghị luật phải nêu rõ tên các biện pháp như nghe điện thoại bí mật, ghi âm, ghi hình bí mật, khám xét bí mật, bóc mở thư tín, bưu kiện, bưu phẩm… chứ không thể để văn bản dưới luật quy định.

 Đồng thời làm rõ, biện pháp đặc biệt được áp dụng với ai, thời hạn bao lâu, người có thẩm quyền áp dụng và người có thẩm quyền phê chuẩn áp dụng…

MỚI - NÓNG
TPHCM 24/7: Cựu cục trưởng Đỗ Thị Nhàn bị tịch thu bao tiền? Thuận An nói về 2 gói thầu ở TPHCM
TPHCM 24/7: Cựu cục trưởng Đỗ Thị Nhàn bị tịch thu bao tiền? Thuận An nói về 2 gói thầu ở TPHCM
TPO - Người tự nhận có thể cầu mưa cho TPHCM nhận lỗi; Cựu cục trưởng Đỗ Thị Nhàn phải nộp thêm 400.000 USD và 100 triệu đồng; Nam thanh niên trộm chó trong tích tắc; Siêu tàu cao tốc từ TPHCM - Côn Đảo chính thức hoạt động; Đốn hạ hơn 400 cây xanh để làm tuyến Metro số 2,... là những tin tức đáng chú ý tại TPHCM tuần qua.