Chi phí vẫn đè nặng doanh nghiệp

Khách hàng chọn mua xe giá rẻ tại Triển lãm ô tô Việt Nam 2017. Ảnh: Tuấn Nguyễn
Khách hàng chọn mua xe giá rẻ tại Triển lãm ô tô Việt Nam 2017. Ảnh: Tuấn Nguyễn
TPO - Đại diện các doanh nghiệp sản xuất trong nước và các chuyên gia kinh tế cho rằng, Chính phủ cần có chính sách thuế và các chính sách liên quan đến ô tô ổn định, đồng bộ nhằm giúp thị trường tăng trưởng bền vững. Nếu không, ngành ô tô trong nước sẽ gặp muôn vàn khó khăn, nhất là thời điểm 2018 đang cận kề.

Chính sách ổn định, công nghiệp ô tô sẽ phát triển

Theo ông Phạm Anh Tuấn, Trưởng Tiểu ban chính sách, Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA), thị trường ô tô  nước ta có tiềm năng tăng trưởng tốt vì dân số đông (hơn 90 triệu dân) và GDP tăng trưởng nhanh. Ông Tuấn cho hay, tại khu vực ASEAN hiện có 5 nước phát triển ngành công nghiệp ô tô, 4 trong số 5 nước này đã đưa ra chính sách cụ thể hỗ trợ cho sản xuất ô tô gồm Thái Lan, Indonesia, Malaysia và Philippines. Trong khi, Việt Nam dù đã có quy hoạch ngành công nghiệp ô tô, kế hoạch hành động đã được ban hành nhưng chính sách hỗ trợ cho ngành sản xuất ô tô trong nước chưa rõ ràng, cụ thể.

Tại Việt Nam, do thị trường nhỏ, sản lượng nhỏ nên khấu hao đầu tư thiết bị lớn, chi phí sản xuất ô tô, chi phí sản xuất linh kiện và phụ tùng cao hơn khu vực. Do đó, theo đại diện VAMA, để nội địa hóa ô tô ở Việt Nam thì chi phí sản xuất một chi tiết ở đây phải thấp hơn việc nhập khẩu chi tiết từ nước ngoài (bao gồm chi phí sản xuất + thuế nhập khẩu (NK) + chi phí đóng gói vận chuyển). Hiện tại, phần lớn linh kiện, phụ tùng ô tô ở Việt Nam vẫn phải NK nên nhà sản xuất ô tô trong nước phải chịu thêm các chi phí như đóng gói, vận chuyển và thuế NK. Điều đó ất hẳn dẫn tới tổng chi phí sản xuất cả chiếc xe ở Việt Nam cao hơn so với chi phí sản xuất xe ở Thái Lan hay Indonesia.

Ông Dương Văn Hùng, đại diện Cục đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho rằng, cơ sở hạ tầng kém phát triển, thuế nhiều và cao, trong khi thu nhập bình quân đầu người còn thấp, chính sách chưa đồng bộ…là nguyên nhân chính khiến công nghiệp ô tô Việt Nam không phát triển.

Đồng quan điểm, Trưởng tiểu ban chính sách VAMA Phạm Anh Tuấn chia sẻ, người dân đắn đo mua xe vì giá cao, nhà nước lại đưa ra chính sách hạn chế ô tô, coi ô tô là hàng xa xỉ nên đánh thuế cao. Nếu chính sách và thuế ổn định thì tiêu thụ xe sẽ tốt. “Câu chuyện giữa thị trường xe và cơ sở hạ tầng giống như con gà và quả trứng. Phát triển được công nghiệp ô tô thì cơ sở hạ tầng sẽ phát triển, còn cứ chờ đợi làm hạ tầng xong mới phát triển ô tô thì rất khó” – ông Tuấn chia sẻ.

Tốn kém hàng trăm triệu nhưng không thể đầu độc dân mãi

Đó là thông tin khiến nhiều người không khỏi giật mình khi được một doanh nghiệp vận tải chia sẻ tại hội thảo “Phát triển cụm công nghiệp ô tô trên thế giới và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam” ngày 10/8 ở Hà Nội.

Theo vị đại diện này, việc phát triển nền công nghiệp ô tô ở Việt Nam đang đối mặt nhiều khó khăn khi đến năm 2018 thuế nhập khẩu ô tô nguyên chiếc từ ASEAN về bằng 0%.

Không những thế, theo lộ trình áp dụng tiêu chuẩn khí thải Euro 4 của Chính phủ và Bộ Giao thông vận tải (Bộ GTVT) vừa công bố.

Thực tế, để nghiên cứu sản xuất ra một xe ô tô đạt tiêu chuẩn khí thải Euro 4 như ở nước ngoài cũng mất 2-3 năm. Việt Nam chủ yếu nhập về lắp ráp, ít nhất cũng phải có xe mẫu trước thời hạn áp dụng tiêu chuẩn Euro 4 khoảng 6 tháng để thử nghiệm. Và, một chiếc xe để thử nghiệm đạt tiêu chuẩn Euro 4 phải chạy được 3.000 km, động cơ hoạt động vài nghìn giờ đồng hồ. Chưa kể, bây giờ tìm mua nhiên liệu xăng dầu đạt chuẩn Euro 4 trong nước không có.

Trong khi, theo biểu giá của Bộ Tài chính, để thử một động cơ Euro 4 mất gần 200 triệu đồng, chưa kể chi phí nghiên cứu lắp đặt, vận chuyển...

Ngoài ra, ông này cũng cho biết, doanh nghiệp còn phải chịu nhiều khoản phí khác đắt đỏ như chi phí logistic. Chẳng hạn, chi phí vận chuyển một chiếc xe từ Hải Phòng về Hà Nội mất 3-4 triệu đồng. Tuy nhiên, theo định hướng phát triển công nghiệp ô tô của Chính phủ, doanh nghiệp sẽ cố gắng hết mình để phát triển cụm công nghiệp khu vực, hoàn thiện hệ thống cảng để thuận tiện trong giao dịch, phân phối hàng hóa, giảm chi phí sản xuất ô tô.

Trao đổi với Tiền Phong, chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long cũng cho rằng, Chính phủ đã quyết thì bằng mọi cách phải thực hiện để giảm thiểu ô nhiễm môi trường, không vì lợi ích riêng của một nhóm, một vài doanh nghiệp mà bỏ qua môi trường.

Tiến sĩ Nguyễn Thị Tuệ Anh, Viện phó Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương cho rằng, phát triển công nghiệp ô tô là mục tiêu của Chính phủ. Tuy nhiên, chính sách và góc độ quản lý nhà nước ảnh hướng rát nhiều đến sự phát triển này. Do đó, cần có chính sách ổn định, khuyến khích ngành công nghiệp ô tô trong nước phát triển. Các hiệp hội, nhà sản xuất và doanh nghiệp cũng cần liên kết với với các nhà đầu tư nước ngoài để phát triển cụm công nghiệp ô tô, giảm chi phí để tiến tới giảm giá thành, kích cầu mua sắm, hướng tới xuất khẩu ô tô.

MỚI - NÓNG
Hà Nội: Một quận có tới 12 trường ngoài công lập
Hà Nội: Một quận có tới 12 trường ngoài công lập
TPO - Ở bậc THPT, Hà Nội hiện có hơn 100 trường tư thục. Trong đó, Quận Nam Từ Liêm có số lượng nhiều nhất với 12 trường. Mức học phí các trường từ 1,8 triệu đồng/ tháng đến gần 600 triệu đồng/ tháng. Tuy nhiên, năm học 2024-2025, chỉ có 9 trường được Sở GD&ĐT Hà Nội giao chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10. 
Cảnh báo 'sốt ảo' đất vùng ven Hà Nội, hành vi chiếm đất bị phạt đến 1 tỷ đồng
Cảnh báo 'sốt ảo' đất vùng ven Hà Nội, hành vi chiếm đất bị phạt đến 1 tỷ đồng
TPO - Đất nền vùng ven Hà Nội tăng giá, chuyên gia cảnh báo 'sốt ảo'; Chủ đầu tư dự án bất động sản nợ thuế, loạt lãnh đạo bị tạm hoãn xuất cảnh; Lãnh đạo 'xộ khám', loạt dự án bất động sản thay tên đổi chủ; Chiếm đất, hủy hoại đất bị phạt đến 1 tỷ đồng... là những thông tin hot về BĐS đáng chú ý tuần qua.