Chi ngân sách giáo dục của ĐBSCL thấp nhất cả nước

Học sinh tại ĐBSCL
Học sinh tại ĐBSCL
TP - Ngày 25/5, tại Cần Thơ, Bộ GD&ĐT tổ chức hội nghị đánh giá thực trạng giáo dục mầm non, phổ thông khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ chủ trì hội nghị.  

Vẫn là “vũng trũng”

Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ cho rằng: Mặc dù có sự cố gắng trong phát triển kinh tế, quan tâm tới các vấn đề xã hội, trong đó có giáo dục đào tạo, tuy nhiên giáo dục ĐBSCL vẫn còn nhiều khó khăn và vẫn là “vùng trũng”. Qua thực tiễn quản lý và đánh giá khảo sát, có thể thấy có nhiều nguyên nhân dẫn tới việc phát triển giáo dục của ĐBSCL còn nhiều hạn chế.

Theo Bộ trưởng, không thể giải quyết những vấn đề của giáo dục bằng những chủ trương chung chung mà cần tính đến đặc thù của từng địa phương, để mỗi địa phương chủ động vươn lên chứ không phải nhìn nhau để phát triển. Bộ trưởng nhấn mạnh: Bộ GD&ĐT chịu trách nhiệm chuyên môn chứ không quyết định tuyển bao nhiêu, vì vậy, các địa phương cần chủ động rà soát các điều kiện đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn, quy chuẩn Bộ đã ban hành. Tránh tình trạng giao khoán cho ngành giáo dục và quá trình thực hiện phải có lộ trình, bước đi, tăng cường giám sát.  Làm rõ trách nhiệm, đâu là của Bộ, ngành, đâu là của địa phương.

Với đội ngũ cán bộ quản lý, đội ngũ phục vụ kiên quyết tinh gọn. Cấp phòng giáo dục hiện định biên ít nhưng đối tượng quản lý nhiều. Đề nghị lãnh đạo địa phương quan tâm biên chế phòng giáo dục, năng lực của đội ngũ. Đối với học sinh, dồn dịch thế nào để các em không bỏ học. Chú ý mật độ học sinh trong lớp, diện tích lớp học thiết kế 10 năm trước nhưng dồn dịch tăng lên ảnh hưởng tới chất lượng dạy và học.

Bộ trưởng đề nghị các địa phương tăng tỷ lệ ngân sách địa phương chi cho giáo dục. Vì thực tế hiện nay chi cho giáo dục trong tổng chi ngân sách hiện nay của ĐBSCL thấp hơn so với mặt bằng chung của cả nước. Đặc biệt chi đầu tư phát triển trường lớp, thiết bị. Xem xét lại cơ cấu chi giáo dục, ở từng cấp học, cần tăng cho mầm non. Cố gắng tăng tỷ lệ huy động trẻ đến trường, chống tái mù, nâng tỷ lệ người biết chữ, phổ cập, ổn định phổ cập. Mục tiêu lớn nhất là hoàn thành sự nghiệp “lấp trũng”, “vun cao” cho giáo dục đào tạo vùng ĐBSCL.

Chi ngân sách giáo dục của ĐBSCL thấp nhất cả nước ảnh 1

Tại hội nghị, ông Phạm Hùng Anh- Cục trưởng Cục Cơ sở vật chất (Bộ GD&ĐT) thông tin: Hiện vùng ĐBSCL có 117 trường phổ thông với nhiều cấp học, số trường công lập là 103, ngoài công lập là 14 trường, trong đó khoảng 50% trường có điểm trường lẻ. Theo thống kê số lượng thừa thiếu giáo viên từ 13 tỉnh trong khu vực theo định mức năm học 2018-2019, ĐBSCL còn thiếu 11.637 giáo viên mầm non, 2.583 giáo viên tiểu học, 2.157 giáo viên THCS, 401 giáo viên THPT. Tuy nhiên, toàn vùng cũng thừa 1.686 giáo viên tiểu học, 1.073 giáo viên THCS và 3.579 giáo viên THPT.

Ông Nguyễn Minh Tâm - Phó Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Đồng Tháp kiến nghị, hiện nay biên chế cho sự nghiệp giáo dục thì ở Đồng Tháp còn thiếu, tính theo cấp bậc mầm non và THPT thì có trên dưới gần 1.000 biên chế mới đủ định mức này. Bộ GD&ĐT cần xem xét cân nhắc trong trong việc giao đủ biên chế, làm sao có trò, có lớp thì phải có giáo viên. Để nâng cao chất lượng giáo dục ĐBSCL nói chung trong đó có Đồng Tháp, cũng như tìm đủ giáo viên, nhất là hiện nay bậc mầm non đang thiếu thì cần thiết phải có một chính sách, chế độ như thế nào đó cho giáo viên mầm non vì đây là công việc rất cực.  

“Nếu như không giải quyết được vấn đề này, thì rất khó thu hút các em sinh viên học giỏi theo ngành sư phạm mầm non. Hiện nay Đồng Tháp đang thiếu giáo viên, nhưng tuyển dụng cũng không đủ mà nguồn từ các bậc ĐH, CĐ ra cũng thiếu. Bởi vì ngay từ khâu đầu vào chưa thu hút được”.

Ông Nguyễn Minh Tâm - Phó Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Đồng Tháp

MỚI - NÓNG
Chu Thanh Huyền đeo vàng trĩu cổ
Chu Thanh Huyền đeo vàng trĩu cổ
TPO - Trong ngày trọng đại, Chu Thanh Huyền và Quang Hải được gia đình nhà gái và nhà trai trao tặng nhiều quà cưới. Theo ghi nhận, cặp đôi nhận được những món quà giá trị từ gia đình 2 bên gồm nhiều kiềng vàng và nhẫn.