Chết oan vì tắc đường

Chết oan vì tắc đường
“Hơn 30 năm công tác tại Bệnh viện Nhi Trung ương, tôi chứng kiến nhiều bệnh nhân mới chào đời được vài tuần tuổi, bị chết oan trên xe cấp cứu vì tắc đường, không kịp đến bệnh viện. Đau đớn lắm…!” - bác sĩ Cấn Phú Nhuận - Trưởng khoa Khám bệnh, Bệnh viện Nhi Trung ương chia sẻ.

Chết oan vì tắc đường

“Hơn 30 năm công tác tại Bệnh viện Nhi Trung ương, tôi chứng kiến nhiều bệnh nhân mới chào đời được vài tuần tuổi, bị chết oan trên xe cấp cứu vì tắc đường, không kịp đến bệnh viện. Đau đớn lắm…!” - bác sĩ Cấn Phú Nhuận - Trưởng khoa Khám bệnh, Bệnh viện Nhi Trung ương chia sẻ.

Nhiều bệnh nhân nhi ốm nặng được bố mẹ chạy bộ đến “cấp cứu”
Nhiều bệnh nhân nhi ốm nặng được bố mẹ chạy bộ đến “cấp cứu”.
 

Kẹt cứng ở dốc “độc đạo”

Là một trong những bệnh viện có lượng bệnh nhân, kèm người nhà bệnh nhân đến thăm khám, chữa bệnh đông nhất nhì Hà Nội (trên 9.000 người/ngày), ngõ 879 đường Đê La Thành - dẫn vào Bệnh viện Nhi Trung ương thường xuyên rơi vào cảnh ùn tắc.

Con ngõ “độc đạo” dẫn vào Khoa khám bệnh - Bệnh viện Nhi Trung ương trở nên quá tải chủ yếu vì sự có mặt của 4.000 - 5.000 lượt xe taxi mỗi ngày. Góp phần gia tăng sức “nóng” về giao thông tại đây là do chính quyền, lực lượng chức năng cơ sở “thả” cho hàng quán kinh doanh lấn chiếm 100% vỉa hè và một phần lòng đường.

Quan sát nhiều ngày tại con dốc “độc đạo” dẫn vào Bệnh viện Nhi Trung ương, sẽ nhận ra một quy luật, ngõ 879 chỉ thông suốt từ 7h30 đến 8h30 sáng hàng ngày, khi một tổ công tác của CAP Láng Thượng, quận Đống Đa, ứng trực trước cửa bệnh viện. Sự hiện diện của lực lượng chức năng vào khung giờ cao điểm đem lại hiệu quả rõ rệt khi TTĐT, hàng quán ở chân dốc sạch “bong”, giúp dòng phương tiện lưu thông 2 chiều thông suốt.

Tuy nhiên sau khung giờ này, khi chiếc xe cảnh sát vừa rời khỏi, “bức tranh” lộn xộn, bát nháo lập tức diễn ra. Đầu tiên là sự “tấn công” của 4-5 chiếc xe taxi “dù” chặn ngang cửa Khoa khám bệnh để đón khách. Sự ngang nhiên của những chiếc taxi “dù” khiến lối vào Bệnh viện Nhi Trung ương tắc nghiêm trọng.

Cạnh cửa ra vào khoa khám bệnh, lối cổng chính cũng thường xuyên bị 2-3 xe taxi “dù” nối đuôi nhau xếp dọc, án ngữ. “Gọng kìm” này biến con ngõ 879 đường Đê La Thành trở nên chật chội, cản trở việc quay vòng phương tiện theo chiều trở ra, khiến giao thông kẹt cứng.

9h sáng mỗi ngày, một “kịch bản” quen thuộc diễn ra trên mặt đường Đê La Thành (hướng từ Cầu Giấy về Nguyễn Chí Thanh), hàng chục xe taxi nối đuôi nhau đón trả khách vô tội vạ, bất chấp biển cấm dừng đỗ cắm cả 2 chiều ngay đầu dốc. Không đón trả khách trên đường cũng chẳng xong, bởi hầu hết những lái xe này đều bị “sức ép” của nhiều hành khách đang bế trên tay những bệnh nhân nhỏ tuổi gào khóc vì sốt cao, bệnh nặng, song họ lại không thể đưa con vào cấp cứu, chữa bệnh kịp thời, khi chỉ cách cổng bệnh viện vài trăm mét.

Chị Nguyễn Phương Lan (29 tuổi), nhà ở quận Hoàng Mai, cùng chồng bế con từ taxi xuống đường đi bộ vào bệnh viện bức xúc: Hàng quán “vây” kín vỉa hè thế này chúng tôi đi vào đâu, đường cũng tắc cả rồi trong khi con tôi sốt cao.

Chị Trần Thị Mừng (40 tuổi), nhà ở huyện Ba Vì, bế đứa con 4 tuổi vừa lách ra từ khoa khám bệnh, lại tỏ ra là người có kinh nghiệm “đối phó” với việc tắc đường: “Ai không muốn rồng rắn, chôn chân trước cổng bệnh viện vì tắc đường thì hãy học tôi, ôm con ăn chực nằm chờ ở Khoa khám bệnh từ 6h sáng”.

Theo chị Trần Thị Mừng, sau nhiều lần đưa con xuống khám bệnh tại Bệnh viện Nhi Trung ương, chị rút ra kinh nghiệm, nên đưa con xuống Hà Nội từ đêm hôm trước, thuê nhà trọ ngủ để sáng sớm hôm sau vào khám sớm, “né” tắc đường.

Hàng loạt xe taxi “dù” ngang nhiên dừng đỗ gây ách tắc trước cổng bệnh viện
Hàng loạt xe taxi “dù” ngang nhiên dừng đỗ gây ách tắc trước cổng bệnh viện.
 

Bất lực trước cái chết

Hơn 30 năm công tác tại Bệnh viện Nhi Trung ương, bác sỹ Cấn Phú Nhuận - Trưởng khoa Khám bệnh cho biết, đã tận mắt chứng kiến cảnh tượng đau lòng, nhiều bệnh nhân nhi nặng chuyển từ tuyến tỉnh lên Trung ương bằng xe cấp cứu, đã tử vong ngay trên xe 115 vì tắc đường ở cổng bệnh viện.

Với tư cách một người thầy thuốc, ông thấy mình bất lực, có tội khi chứng kiến những cảnh tượng này, khi không kịp thời cứu sống những sinh linh bé nhỏ.

Theo bác sỹ Nhuận, trong số khoảng 3.000 bệnh nhân nhi đến khám, chữa bệnh tại khoa do ông phụ trách, hàng ngày có khoảng 5% (tương đương 150 trẻ) trong diện cần cấp cứu ngay, đặc biệt là những trẻ ở tuyến tỉnh chuyển lên, đã trải qua một chặng đường di chuyển dài, bệnh nặng. Tuy nhiên vì TTĐT - TTATGT trước cổng bệnh viện thường xuyên lộn xộn, ùn tắc đã và đang đe dọa tính mạng, khiến nhiều trẻ không được điều trị kịp thời.

Bác sỹ Nhuận kể: Ngày hè nóng nực, 3-4 người thân chen chúc “vượt” tắc đường để đưa con em vào khám bệnh đã đủ thấm mệt. Trong khi bệnh viện quá tải, nhiều phụ huynh chờ đợi để con em vào khám lâu đã tỏ ra bức xúc, mở cửa phòng khám mắng bác sỹ.

“Không ít bệnh nhân đến khám chữa bệnh, ngán ngẩm với cảnh tắc đường tại bệnh viện chúng tôi đã quay xe đi nơi khác” - Trưởng khoa Khám bệnh Bệnh viện Nhi Trung ương cho hay.

Theo Anninhthudo

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG