Chạy đua vũ trang lượng tử Mỹ - Trung Quốc sẽ thay đổi thế giới?

Cạnh tranh về khoa học - công nghệ quân sự giữa Mỹ và Trung Quốc dù diễn ra tiềm ẩn, song có tác động sâu sắc đối với nền hòa bình thế giới
Cạnh tranh về khoa học - công nghệ quân sự giữa Mỹ và Trung Quốc dù diễn ra tiềm ẩn, song có tác động sâu sắc đối với nền hòa bình thế giới
TPO - Radar có thể nhận diện máy bay tàng hình, cũng như các thành tựu khoa học lượng tử sẽ đem đến bước đột phá mới về chiến lược quân sự. Cuộc chay đua vũ trang lượng tử giữa Mỹ và Trung Quốc được cho là sẽ thay đổi bộ mặt của các cuộc chiến tranh trên phạm vi toàn cầu trong tương lai.

Thập niên 70, thời điểm Chiến tranh Lạnh đang ở mức cao trào, Mỹ bắt đầu lo lắng trước mối đe dọa từ các radar định vị, tên lửa phòng không thế hệ mới của Liên Xô và các quốc gia khác nhằm vào máy bay chiến đấu của Mỹ. Để đáp trả, giới kỹ thuật Mỹ, kể cả gã khổng lồ quốc phòng Lockheed Martin đã tiến hành các hoạt động “bẩn thỉu” như ăn cắp công nghệ, nhằm bảo vệ các máy bay chiến đấu tránh khỏi sự do thám từ radar đối phương. Sự phát triển vượt bậc này dẫn đến cuộc cách mạng thiết kế kiểu dáng máy bay nhằm ngăn chặn sóng radar, như máy bay ném bon B-2, được chế tạo từ carbon và sơn theo kiểu mới. Những đặc điểm này rất nhỏ, hầu như không thể nhận thấy khi máy bay hoạt động, thế nhưng không ai có thể nhận ra.

Trung Quốc và Nga đã tiến hành đánh cắp công nghệ hàng không, thế nhưng Mỹ còn làm tốt hơn. Mỹ đã giành được lợi thế đáng kể trong các chiến dịch bất ngờ, như cuộc chiến Iraq diễn ra năm 2003. Thế nhưng, lợi thế của Mỹ giờ đây đang bị đe dọa. Tháng 11/2018, Tập đoàn liên doanh công nghệ điện tử Trung Quốc (CETC), doanh nghiệp quốc phòng trong lĩnh vực tác chiến điện tử lớn nhất đất nước tỷ dân đã giới thiệu loại radar có thể nhận diện máy bay tàng hình. Radar này có nhiều tính năng lượng tử đặc biệt, giúp phát hiện máy bay sau lớp ngụy trang.

Đây chỉ là một trong nhiều công nghệ lượng tử, có thể thay đổi bộ mặt chiến tranh. Các máy bay tàng hình góp phẩn bảo vệ các lực lượng tham chiến của phe mình, cũng như gây rối loạn khả năng định vị của tàu ngầm trong lòng nước. Phát triển công nghệ lượng tử đã ảnh hưởng đáng kể đến cuộc chạy đua vũ trang giữa Mỹ và Trung Quốc, cho thấy kỷ nguyên lượng tử sẽ định hình đáng kể công nghệ quốc phòng, cũng như định hình lại các cuộc chiến tranh (nếu có) trên thế giới.

Đến nay, công nghệ lượng tử vẫn còn quá mới mẻ với giới quân sự. Thế nhưng, khả năng công nghệ này phát triển rộng rãi trong tương lai là rất khả quan, nhất là khi xảy ra xung đột. Khi đó, mật mã lượng tử và radar lượng tử sẽ trở thành những loại vũ khí chủ lực. Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, công tác giải mật mã và radar định vị đã giúp thay đổi cục diện cuộc chiến. Ngày nay, kết nối lượng tử còn có thể đánh cắp những tin nhắn tối mật. Radar lượng tử sẽ phát hiện ra máy bay tàng hình. Ít nhất, hai loại vũ khí lượng tử trên sẽ có thể quyết định đến thành bại của các cuộc chiến.
Theo Theo MIT Technology Review
MỚI - NÓNG
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến (bên phải) trao Quyết định cho bà Nguyễn Vũ Bích HIền.
Thành ủy Hà Nội trao quyết định về công tác cán bộ
TPO - Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội quyết định chuẩn y bà Nguyễn Vũ Bích Hiền (SN 1975), Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ Khối các trường Đại học, Cao đẳng Hà Nội, tham gia Ban Thường vụ, giữ chức vụ Phó Bí thư Đảng uỷ Khối các trường Đại học, Cao đẳng Hà Nội, nhiệm kỳ 2020 - 2025.