Chàng trai sáng tạo với bộ ảnh “Đói bụng, Sài Gòn ơi!”

0:00 / 0:00
0:00
Chàng trai sáng tạo với bộ ảnh “Đói bụng, Sài Gòn ơi!”
SVVN - “Đói bụng, Sài Gòn ơi!” là dự án tranh vẽ do Nguyễn Sơn Tùng (sinh năm 1992) phụ trách vị trí giám đốc sáng tạo, giám đốc mỹ thuật kết hợp cùng họa sĩ minh họa Mèo Mập Ú. Bộ tranh mang đến thông điệp ý nghĩa mùa dịch sẽ qua đi, gợi nhắc đến những bữa cơm nhà, những hàng quán nhộn nhịp của Sài Gòn.  

Nguyễn Sơn Tùng từng theo học ngành Illustration tại Niigata College Art and Design tại thành phố Niigata, Nhật Bản. Anh là tác giả của nhiều bộ ảnh thú vị gây sốt trong cộng động mạng như “Lost in Tokyo”, “Dép tổ ong đi khắp thế giới” và “What if they were in real life”. Vừa qua, Sơn Tùng tiếp tục gây sốt với bộ tranh vẽ “Đói bụng, Sài Gòn ơi!”, với thông điệp nhân văn muốn gửi đến cộng đồng.

Chàng trai sáng tạo với bộ ảnh “Đói bụng, Sài Gòn ơi!” ảnh 1

Nguyễn Sơn Tùng là tác giả của nhiều bộ ảnh được giới trẻ yêu thích.

Ý tưởng từ đâu để anh thực hiện bộ tranh vẽ “Đói bụng, Sài Gòn ơi!”?

Bộ tranh này vốn đã là ý tưởng được tôi sketch và từng đưa lên mạng cách đây 5 năm, lúc đó còn là một du học sinh. Nó đơn giản là những nét vẽ trắng đen về nỗi nhớ những món ăn, góc hàng quán của quê nhà. Rồi vô tình trong đợt dịch, cũng có thời gian, tôi xem lại và nhớ đến nó.

Thời gian dịch bệnh diễn ra, tôi cũng hay nói chuyện với một người em là bác sĩ ở tuyến đầu đang chống dịch, hiểu được các bạn thèm cái không khí gia đình, được về nhà ăn bữa cơm như thế nào.

Rồi cảm thấy cảm xúc trong đợt dịch này có phần tương tự với bộ tranh ngày đó, tôi quyết định làm lại với một màu sắc tươi mới hơn, cùng với sự hỗ trợ của bạn hoạ sĩ minh hoạ Mèo Mập Ú. Tôi hy vọng đó sẽ là động lực để cùng nhau vượt qua đại dịch này.

Chàng trai sáng tạo với bộ ảnh “Đói bụng, Sài Gòn ơi!” ảnh 2

Họa sĩ Mèo Mập hỗ trợ Sơn Tùng hoàn tất bộ ảnh.

Ra mắt dự án này giữa thời điểm dịch bệnh, anh muốn truyền tải ý nghĩa như thế nào?

Những ngày này, không chỉ bản thân tôi mà tất cả mọi người đều đang trong trạng thái mệt mỏi vì giãn cách xã hội, liên tục ở yên một chỗ. Bộ tranh cũng là cách tôi giữ cái “nhiệt” của bản thân, là động lực để làm việc, lan toả và ít ra là giúp được điều gì đó cho cộng đồng.

Nhỏ xíu thôi nhưng ít ra tôi thấy mình đang sống. Với những người đang ở tuyến đầu chống dịch, họ cũng có cảm giác như chúng ta, cũng nhớ nhà và mong được gặp gia đình, ăn uống những món mình thích, nhìn thành phố, đất nước mình khoẻ mạnh. Tôi mong bộ tranh là món quà gửi đến các bạn, cũng mong từ đó nỗi nhớ một thành phố nhộn nhịp sẽ sớm trở lại.

Chàng trai sáng tạo với bộ ảnh “Đói bụng, Sài Gòn ơi!” ảnh 3

Mỗi dự án nghệ thuật đều chứa câu chuyện riêng của người sáng tạo. Với “Đói bụng, Sài Gòn ơi!”, có phải nó gợi nhắc lại một câu chuyện từ chính anh?

Như tôi có chia sẻ, dự án bắt đầu từ thời tôi còn ở Nhật. Nó như làm “sống” lại bộ tranh vẽ. “Đói bụng, Sài Gòn ơi!” là cái tên tôi nảy ra khi nghĩ về câu làm nũng những ngày còn bé, khi ở cạnh bà.

Những khi thức khuya làm bài, học bài, đói bụng là lại hét toáng lên: “Bà ơi! Con đói bụng!”. Y rằng, sẽ có hẳn một tô cơm chiên thật to, bà bắt ăn cho bằng hết mới được làm bài tiếp. Sài Gòn bây giờ cũng vậy, đang vào những đêm “nghỉ ngơi”. Thôi thì lại "làm nũng", "gọi Sài Gòn dậy" bằng bộ tranh này, vì “đói bụng” quá rồi.

Chàng trai sáng tạo với bộ ảnh “Đói bụng, Sài Gòn ơi!” ảnh 4

Ẩm thực là đề tài không mới trong sáng tạo. Vậy bộ tranh này của Sơn Tùng có gì khác biệt so với các dự án cùng đề tài?

Tôi không vẽ quá chi tiết các món ăn. Điều tôi vẽ là những góc hàng quán, góc bếp, bữa cơm gia đình. Nơi chúng ta đang rất nhớ, ở đó không chỉ là vị giác, ở đó còn là những kỷ niệm ttừng trải qua cùng nhau với Sài Gòn.

Như quán hủ tiếu gõ tôi thường ăn với em trai (hiện đang sống ở Tokyo), hay những góc hàng quán mang kỷ niệm khác của chúng tôi. Góc bếp của bà mỗi tối tôi đói. Tôi nghĩ, đó cũng là thứ nhiều người trong chúng ta đang rất nhớ ở thành phố từng được gọi là không bao giờ ngủ này.

Chàng trai sáng tạo với bộ ảnh “Đói bụng, Sài Gòn ơi!” ảnh 5

Trong các bức vẽ lần này, có hình ảnh mâm cơm gia đình. Giữa một thành thị bận rộn, có phần cô đơn như Sài Gòn, bữa cơm gia đình có vẻ xa xỉ, anh có nghĩ như thế?

Đúng là xa xỉ, nhưng không phải với tôi mà với gia đình của tôi. Nhiều khi ông bà, ba mẹ chỉ muốn ngồi ăn với tôi cũng khó. Sau khi du học trở về, tôi ngập đầu trong công việc, cả đợt dịch cũng mắc kẹt. Nhiều khi ông của tôi cũng nhắn bảo chỉ về ăn cùng ông bữa cơm mà mình cũng không làm được.

Tính ra thấy mình hư, mình có lỗi lắm. Có lẽ đợt dịch này cũng là dịp nếu ai được ở cạnh gia đình, thì dành thời gian cho những người bên cạnh nhiều hơn. Vì cứ lủi thủi một mình suốt những ngày qua, giờ tôi thèm cái không khí ấm áp của gia đình lắm.

Chàng trai sáng tạo với bộ ảnh “Đói bụng, Sài Gòn ơi!” ảnh 6

Là một người làm sáng tạo nhưng tình hình dịch bệnh phải ở nhà nhiều ngày, anh tìm kiếm cảm hứng sáng tạo như thế nào để mỗi dự án lại mang đến điều mới mẻ cho mọi người?

Tôi chọn đọc lại sách, xem những bộ phim mình đã dự định xem nhưng không có thời gian. Cập nhật tin tức và luôn cố gắng để đầu óc mình không rơi vào trạng thái lười biếng.

Thực sự, tôi không thấy áp lực mỗi khi ra mắt dự án mới. Với tôi, sáng tạo là thoả mãn bản thân. Nhiều người nghiện cà phê, là nghiện cái cảm giác nó mang lại. Còn tôi thì nghiện sáng tạo, thèm cái cảm giác phấn khích khi hoàn thành một điều gì đó xinh xắn, hay ho. Nó tạo cho tôi sự hưng phấn, nên luôn cố gắng thực hiện nó mỗi ngày như một cách bản thân “giải trí”. Không bằng ảnh, thì bằng cách vẽ, bằng ý tưởng.

Chàng trai sáng tạo với bộ ảnh “Đói bụng, Sài Gòn ơi!” ảnh 7

Sau “Đói bụng, Sài Gòn ơi!”, anh có dự định gì?

Tôi vẫn còn đang nghĩ thêm các ý tưởng để phát triển “Đói bụng, Sài Gòn ơi!”. Ngoài ra, tôi đang ấp ủ cho mình một cuốn sách ảnh riêng về những tháng ngày rong ruổi ở Nhật, rồi mơ mộng về những chuyến đi sau dịch, những dự án ở Đà Lạt, Hà Nội. Tôi đang rất dồi dào ý tưởng sáng tạo, chỉ chờ dịch ổn định là bắt tay thực hiện ngay. Các bạn cùng chờ thêm, ủng hộ tôi nhé!

Chàng trai sáng tạo với bộ ảnh “Đói bụng, Sài Gòn ơi!” ảnh 8
Chàng trai sáng tạo với bộ ảnh “Đói bụng, Sài Gòn ơi!” ảnh 9
MỚI - NÓNG
Thí sinh chưa đỗ tốt nghiệp THPT 2024 sẽ có đề thi riêng
Thí sinh chưa đỗ tốt nghiệp THPT 2024 sẽ có đề thi riêng
SVVN - Bộ GD - ĐT đã có thông tin chính thức về việc tổ chức thi tốt nghiệp THPT cho thí sinh chưa đỗ kỳ thi năm 2024. Theo đó, từ năm 2025, những học sinh chưa đỗ Kỳ thi Tốt nghiệp năm 2024 và những năm trước đó sẽ được tổ chức thi tốt nghiệp đúng nội dung chương trình giáo dục phổ thông đã được học, theo tinh thần đảm bảo đầy đủ quyền lợi của học sinh.

Có thể bạn quan tâm

Bạn trẻ Sài Gòn mê mẩn bởi đồng cỏ lau Làng Đại học Thủ Đức đang mùa bung nở

Bạn trẻ Sài Gòn mê mẩn bởi đồng cỏ lau Làng Đại học Thủ Đức đang mùa bung nở

SVVN - Cánh đồng cỏ lau tại Làng Đại học Thủ Đức đang đua nhau bung nở, rực rỡ một màu trắng muốt, tạo nên một khung cảnh thơ mộng, lãng mạn. Ngay sau khi lan truyền trên mạng xã hội, cánh đồng cỏ lau nhận được sự quan tâm lớn của cư dân mạng, thu hút nhiều bạn trẻ đến chụp ảnh, lưu giữ những khoảnh khắc đẹp.
Mãn nhãn, xúc động với 'biên niên sử' về lực lượng Cảnh sát Cơ động

Mãn nhãn, xúc động với 'biên niên sử' về lực lượng Cảnh sát Cơ động

SVVN - Chương trình nghệ thuật '50 năm Cảnh sát Cơ động - Những chặng đường vinh quang' là một trong những hoạt động văn hóa, nghệ thuật điểm nhấn trong chuỗi hoạt động chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày truyền thống lực lượng Cảnh sát Cơ động (15/4/1974 – 15/4/2024). Chương trình nói về lực lượng Cảnh sát Cơ động từ những ngày đầu mới thành lập, trải qua các giai đoạn trưởng thành, phát triển cho đến hôm nay.
Muôn kiểu tránh nóng của sinh viên TP. HCM

Muôn kiểu tránh nóng của sinh viên TP. HCM

SVVN - Những ngày này, nhiệt độ tại TP. HCM luôn ở mức cao, phổ biến từ 37 - 39 độ C. Thời tiết nắng nóng, ngột ngạt khiến nhiều sinh viên tìm cách “chạy trốn”. Từ che chắn đến “ẩn nấp” ở thư viện, quán cà phê... đều được sinh viên áp dụng để chống chọi với cái nắng khắc nghiệt.
Hành trình theo ‘dấu chân mặt trời’ của 2 nữ runner 'Top 8 vận động viên phong trào cự ly HM' hướng tới ‘TPM 2024’

Hành trình theo ‘dấu chân mặt trời’ của 2 nữ runner 'Top 8 vận động viên phong trào cự ly HM' hướng tới ‘TPM 2024’

SVVN - Không chỉ là hai trong 8 runner nữ có vinh dự được xếp pen E (Elite) chung với tuyển quốc gia tại "Giải Vô địch Quốc gia và Cự ly dài báo Tiền Phong" (Tiền Phong Marathon - TPM) lần thứ 65, năm 2024, tại Phú Yên, Nguyễn Thị Hưởng và Lê Thị Lai còn được biết đến là hai nữ runner có tiếng trong làng chạy phong trào, cùng nhiều thành tích cao ở các giải chạy lớn, nhỏ.
Cựu sinh viên Nhân văn nhắn nhủ sinh viên Nhân văn trước ngưỡng cửa thế giới việc làm

Cựu sinh viên Nhân văn nhắn nhủ sinh viên Nhân văn trước ngưỡng cửa thế giới việc làm

SVVN - Anh Nguyễn Văn Đạt có 8 năm kinh nghiệm làm việc tại Tập đoàn Thế giới di động, đang là Giám đốc Phát triển mạng lưới kiêm Giám đốc Đối ngoại Công ty cổ phần Thời trang YODY. Anh là 1 trong số 5 diễn giả khách mời tại talkshow "Chuyển đổi việc làm: Cơ hội, thách thức cho người lao động và doanh nghiệp" do trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn - ĐHQG Hà Nội tổ chức. Đây là chia sẻ của anh dành riêng cho chuyên trang Sinh Viên Việt Nam, báo Tiền Phong.
Gen Z sử dụng mạng xã hội sao cho hiệu quả?

Gen Z sử dụng mạng xã hội sao cho hiệu quả?

SVVN - Tại chương trình "Hỗ trợ tâm lý học đường - đưa chuyên gia đến với trường học", diễn ra ở trường THCS-THPT Hai Bà Trưng (quận Tân Bình, TP. HCM), ThS Tâm lý Trần Thị Thanh Trà - giảng viên trường ĐH Mở TP. HCM cho biết: “Theo thống kê của Google vào tháng 6/2023, gần 80% người dân Việt Nam sử dụng mạng xã hội, thời lượng trung bình là 3 giờ đồng/ngày”.