Chàng sinh viên Bách Khoa thành công với giải pháp công nghệ hỗ trợ phòng chống SARS-CoV-2

0:00 / 0:00
0:00
SVVN - Trịnh Thanh Tùng là một gương mặt trẻ tiêu biểu gây được sự chú ý bởi sự tài năng và niềm đam mê bất tận với những nghiên cứu công nghệ có ích cho cộng đồng. 9X đã khá thành công với dự án SAFELUNG "cung cấp bộ thiết bị giúp cảnh báo các bệnh viêm phổi và ứng dụng hỗ trợ sàng lọc người nhiễm SARS-CoV-2", một thành quả mang đến lợi ích cho cộng đồng.

Là người con Quảng Ninh, chàng trai Trịnh Thanh Tùng sinh năm 1998 hiện là sinh viên khóa K61, Viện Điện tử Viễn thông, trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội được nhắc đến là một người học giỏi và có nhiều thành tích nổi bật. Ngoài việc đam mê với bộ môn toán học Tùng còn tham gia rất nhiều cuộc thi về công nghệ cũng như nhận được các giải thưởng ở địa phương.

Cũng như bao bạn trẻ khác khi bắt đầu rời quê hương để lên học đại học Thanh Tùng đã gặp rất nhiều khó khăn. Từ việc ăn uống đến chỗ ở Tùng đều khó có thể thích nghi được, nhất là sự bỡ ngỡ trong lịch học, cách học, cách thi tại trường Đại Học Bách Khoa. Tuy nhiên bởi vì có tính tự lập từ nhỏ cộng với sự động viên của bố mẹ đã giúp Tùng sớm làm quen với môi trường và bắt đầu một cuộc sống mới tại Hà Nội.

Chàng sinh viên Bách Khoa thành công với giải pháp công nghệ hỗ trợ phòng chống SARS-CoV-2 ảnh 1

Nhắc đến Bách Khoa, hầu hết ai cũng biết học trường đó khó như thế nào, Tùng cũng từng trải qua cảm giác đó, Tùng chia sẻ: “Bước chân lên Hà Nội mình nhận được cú shock đầu tiên với hình ảnh 6 chiếc bảng viết kín của môn giải tích I, và 1 buổi học hết 2 chương toán của Bách Khoa. Mình bắt đầu rơi vào trạng thái trầm cảm và nghi ngờ bản thân nhiều hơn. Năm ấy mình ở ký túc xá cho nên mọi công việc ăn ở đến học tập đều chỉ có một mình xoay sở, thực sự có nhiều lúc mất phương hướng. Bố mẹ vẫn gọi điện hỏi thăm mỗi ngày, nhưng mình chỉ biết nói là con ổn để gia đình không phải lo lắng nhiều”.

Bởi vì nghĩ đến cảnh bố mẹ lao động vất vả nuôi mình ăn học cho nên Trịnh Thanh Tùng càng phải phấn đấu nhiều hơn, cậu luôn dành thời gian “cày” lại kiến thức đã học để không bị quên. Cũng chính vì bỏ thời gian và công sức ra để phấn đấu cho nên Thanh Tùng đã nhận được kết quả đầu tiên đó là điểm 10 trong kỳ học đầu tiên cũng như đạt được học bổng của trường, so với các bạn thì Tùng nhận được số điểm “đáng nể” bởi vì kỳ học đầu tiên ai cũng có điểm số khá thấp. Từ đấy Tùng đã động viên bản thân rằng “chắc chắn mình sẽ làm được”.

Chàng sinh viên Bách Khoa thành công với giải pháp công nghệ hỗ trợ phòng chống SARS-CoV-2 ảnh 2
Chàng sinh viên Bách Khoa thành công với giải pháp công nghệ hỗ trợ phòng chống SARS-CoV-2 ảnh 3
Chàng sinh viên Bách Khoa thành công với giải pháp công nghệ hỗ trợ phòng chống SARS-CoV-2 ảnh 4

Do hoàn cảnh gia đình cũng còn nhiều khó khăn, bố mẹ phải mưu sinh kiếm sống cho nên Tùng đã phải vừa học và vừa tìm việc làm thêm để phụ giúp phần nào gánh nặng cho gia đình. Tùng đi dạy học thêm, bán quần áo thuê để kiếm tiền, mặc dù với sức lực nhỏ bé nhưng Tùng là người con có hiếu cho nên đã phấn đấu vượt qua mọi khó khăn để giữ lời hứa với bố mẹ.

Quãng thời gian ngồi trên giảng đường cậu sinh viên nhỏ người, nhỏ tuổi đã không ngừng cố gắng và thành quả nhận được đó chính là những điểm 10, những lời khen ngợi và sự ngưỡng mộ của bạn bè, đặc biệt trong đó Tùng đã góp mặt 4 lần liên tiếp trong học bổng năng lượng tương lai AES. Đó chính là động lực giúp Tùng tiếp tục từng bước bước đến nhiều thành công và trở thành sinh viên tiêu biểu của trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội.

Chàng sinh viên Bách Khoa thành công với giải pháp công nghệ hỗ trợ phòng chống SARS-CoV-2 ảnh 5
Chàng sinh viên Bách Khoa thành công với giải pháp công nghệ hỗ trợ phòng chống SARS-CoV-2 ảnh 6
Chàng sinh viên Bách Khoa thành công với giải pháp công nghệ hỗ trợ phòng chống SARS-CoV-2 ảnh 7

Là một người thích nghiên cứu cho nên Trịnh Thanh Tùng đã tham gia các phòng LAB nghiên cứu, thành tích nổi bật nhất của cậu sinh viên đó chính là có được bài báo nghiên cứu khoa học đầu tiên về xử lý tín hiệu âm thanh phổi trong hội nghị quốc tế ICISN 2021.

Khi dịch COVID-19 bùng phát, tất cả các sinh viên đều nghỉ ở nhà để tham gia học online. Từ đó Tùng đã có ý định muốn nghiên cứu một “công trình” có ích để khi ra trường tạo được dấu ấn cũng như “để lại một thứ gì đó có ích cho xã hội” theo lời hứa Tùng đã hứa với mẹ của mình. Với sự góp sức của bạn bè trong nhóm cũng như hướng dẫn của các thầy cô, Trịnh Thanh Tùng đã bắt đầu nghiên cứu về xử lý tín hiệu âm thanh phổi, phương pháp này được cho là có thể cảnh báo bệnh về viêm phổi bằng việc sử dụng Machine learning kết hợp với xử lý tín hiệu trên các miền thời gian-tần số.

Chàng sinh viên Bách Khoa thành công với giải pháp công nghệ hỗ trợ phòng chống SARS-CoV-2 ảnh 8
Chàng sinh viên Bách Khoa thành công với giải pháp công nghệ hỗ trợ phòng chống SARS-CoV-2 ảnh 9
Chàng sinh viên Bách Khoa thành công với giải pháp công nghệ hỗ trợ phòng chống SARS-CoV-2 ảnh 10

Tuy nhiên, Tùng cho biết: “Thời gian nghiên cứu rất lâu, mình đã cùng mọi người bỏ công sức gần 1 năm mà vẫn không ra được kết quả. Sau đó được mọi người động viên, mình và nhóm đã cố gắng tiếp tục làm và hoàn thành. Cuối năm 2020 phương pháp nghiên cứu này đã được mình kết hợp với một bộ thiết bị bao gồm ống nghe điện tử và 1 app phần mềm điện thoại mô phỏng đi kèm để tham gia cuộc thi khởi nghiệp “Thử Thách Sáng Tạo Xã Hội Việt Nam” với vai trò là trưởng nhóm ALOHA với dự án SAFELUNG và thật may mắn rằng SAFELUNG đã nằm trong TOP 4 dự án xuất sắc nhất miền bắc năm 2020 của VSIC”.

Mục đích khiến Trịnh Thanh Tùng cố gắng thực hiện đó chính là vì lời hứa với mẹ và mong muốn để lại một chút sức lực nhỏ của mình để giải quyết vấn đề chung của xã hội. Việc Tùng muốn lan tỏa giá trị ý nghĩa đến xã hội cho thấy cậu sinh viên trẻ tuổi thực sự là một người sống tình cảm, có trách nhiệm với đam mê và có trách nhiệm với cả lời hứa của mình.

Chàng sinh viên Bách Khoa thành công với giải pháp công nghệ hỗ trợ phòng chống SARS-CoV-2 ảnh 11

Tốt nghiệp với điểm đồ án tuyệt đối “10-10-10”, Trịnh Thanh Tùng đã khẳng định được sự nỗ lực của mình trong suốt năm tháng học đại học. Thanh Tùng đã gây dựng được ấn tượng tốt với thầy cô, bạn bè và sẽ là tấm gương sáng cho nhiều thế hệ sinh viên Bách Khoa sau này.

Trịnh Thanh Tùng đã nhận được nhiều lời mời làm việc tại các công ty lớn sau khi tốt nghiệp. Nhưng vì là người luôn giữ lời hứa với gia đình, Tùng đã chọn làm việc tại tập đoàn Viettel với “không một chút hối tiếc nào cả”. Dù ở môi trường làm việc nào Tùng đều tự hứa sẽ tiếp tục phát huy hết khả năng của mình, học hỏi và trau dồi nhiều kinh nghiệm cũng như sẽ không từ bỏ niềm đam mê nghiên cứu để ứng dụng các công nghệ mới. Anh chàng chia sẻ : “Mục tiêu trong tương lai của mình là nỗ lực học tập, làm việc, sáng tạo để cố gắng mang và ứng dụng những công nghệ mới nhất trên thế giới để cống hiến cho quê hương mình”.

Chàng sinh viên Bách Khoa thành công với giải pháp công nghệ hỗ trợ phòng chống SARS-CoV-2 ảnh 12
MỚI - NÓNG
Thí sinh chưa đỗ tốt nghiệp THPT 2024 sẽ có đề thi riêng
Thí sinh chưa đỗ tốt nghiệp THPT 2024 sẽ có đề thi riêng
SVVN - Bộ GD - ĐT đã có thông tin chính thức về việc tổ chức thi tốt nghiệp THPT cho thí sinh chưa đỗ kỳ thi năm 2024. Theo đó, từ năm 2025, những học sinh chưa đỗ Kỳ thi Tốt nghiệp năm 2024 và những năm trước đó sẽ được tổ chức thi tốt nghiệp đúng nội dung chương trình giáo dục phổ thông đã được học, theo tinh thần đảm bảo đầy đủ quyền lợi của học sinh.

Có thể bạn quan tâm

Nữ sinh VinUni 'ẵm' giải nhất trong cuộc thi được tổ chức tại trường Đại học Cornell danh giá

Nữ sinh VinUni 'ẵm' giải nhất trong cuộc thi được tổ chức tại trường Đại học Cornell danh giá

SVVN - Nguyễn Hoàng Bảo Ngọc (sinh năm 2004) đang là sinh viên ngành Quản trị Kinh doanh, chuyên ngành Tài chính, Trường Đại học VinUni. Tháng 2 vừa qua, cô đã cùng đồng đội, là 5 bạn sinh viên trường Đại học Cornell (Hoa Kỳ), giành giải nhất hạng mục Giải pháp Kinh tế Tuần hoàn, cuộc thi Digital Agricultural Hackathon 2024. 
Nữ sinh Báo chí Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn chinh phục giải Quý quân cuộc thi Mic vàng 2024

Nữ sinh Báo chí Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn chinh phục giải Quý quân cuộc thi Mic vàng 2024

SVVN - Với phần dự thi xuất sắc trong đêm chung kết, Phạm Hương Giang - cô sinh viên năm nhất ngành Báo chí đến từ Mỹ Đức, Hà Nội đã chính thức là Quý quân Mic vàng (cuộc thi Tìm kiếm Người dẫn chương trình Toàn năng) Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2024.
Nữ Đảng viên Học viện Ngoại giao là Sinh viên 5 Tốt các cấp, tiên phong trong hoạt động tình nguyện

Nữ Đảng viên Học viện Ngoại giao là Sinh viên 5 Tốt các cấp, tiên phong trong hoạt động tình nguyện

SVVN - Nguyễn Quỳnh Anh (sinh năm 2003) đến từ Thành phố Vinh, Nghệ An. Hiện cô là sinh viên năm 3, chuyên ngành Quan hệ quốc tế, Học viện Ngoại giao. Vinh dự khi trở thành Đảng viên ở tuổi 18, Quỳnh Anh luôn nỗ lực học tập, tiên phong trong các hoạt động Đoàn - Hội. Năm học vừa qua, nữ sinh đã chinh phục hàng loạt các thành tích tiêu biểu, là một trong số ít các sinh viên của trường đạt danh hiệu Sinh viên 5 Tốt các cấp.
Hành động là chìa khóa nền tảng của mọi thành công

Hành động là chìa khóa nền tảng của mọi thành công

SVVN - Cao Thị Phúc sinh năm 2002 là sinh viên năm cuối khoa Vận tải – Kinh tế, Trường Đại học Giao thông Vận tải (UTC). Phúc hiện đang đảm nhiệm các chức vụ: Ủy viên Ban Chấp hành Đoàn trường, Phó Chủ tịch Hội Sinh viên trường, Trưởng Ban Kiểm tra Hội Sinh viên trường. Với tinh thần nhiệt huyết, trách nhiệm, Phúc được biết đến là một cô gái luôn nỗ lực không ngừng, cố gắng cống hiến sức trẻ, đóng góp tích cực trong phong trào sinh viên, công tác Đoàn – Hội.
Nữ Sinh viên 5 Tốt Trường ĐH Y tế Công cộng nỗ lực không ngừng trên hành trình chinh phục ước mơ và lan tỏa yêu thương

Nữ Sinh viên 5 Tốt Trường ĐH Y tế Công cộng nỗ lực không ngừng trên hành trình chinh phục ước mơ và lan tỏa yêu thương

SVVN - Trên giảng đường Đại học Y tế Công cộng, Đặng Trà My đã trở thành "nàng thơ" truyền cảm hứng bởi vẻ đẹp rạng ngời, tâm hồn ấm áp và tinh thần nhiệt huyết. Cô gái ấy luôn nỗ lực không ngừng trên hành trình chinh phục ước mơ và lan tỏa yêu thương.
Nhóm sinh viên ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong chữa trị bệnh lý cột sống cổ

Nhóm sinh viên ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong chữa trị bệnh lý cột sống cổ

SVVN - Nhóm sinh viên tài năng cùng các chuyên gia trong lĩnh vực y sinh đã chế tạo ra hệ thống AxIX giúp chẩn đoán các bệnh lý liên quan đến đốt sống cổ. Đây cũng là nhóm tác giả đứng sau thành công của dự án chế tạo pin từ vỏ sầu riêng lọt top 10 sáng kiến xuất sắc tại cuộc thi Sáng kiến thanh niên về chuyển đổi năng lượng, đảm bảo công tác xã hội diễn ra tại Đà Nẵng hồi cuối tháng 1/2024.
Nữ sinh VinUni có bài luận đạt giải nhất tại Hội nghị giáo dục Y học toàn quốc lần thứ VII

Nữ sinh VinUni có bài luận đạt giải nhất tại Hội nghị giáo dục Y học toàn quốc lần thứ VII

SVVN - Ngô Thị Đăng Dương hiện là sinh viên năm 2 chuyên ngành Bác sĩ Y khoa tại trường Đại học VinUni với học bổng 90%. Sở hữu những thành tích đáng nể liên quan đến chuyên ngành và hoạt động ngoại khóa, Đăng Dương là gương mặt sinh viên tiêu biểu truyền cảm hứng “nỗ lực không ngừng” đến các bạn trẻ. Mới đây nhất, cô là chủ nhân của bài luận đạt giải nhất tại Hội nghị giáo dục Y học toàn quốc lần thứ VII NĂM 2023.