Chân dung nữ đại gia phố núi

Biệt thự của nữ đại gia Nguyễn Thị Liễu
Biệt thự của nữ đại gia Nguyễn Thị Liễu
TP - Nữ đại gia Nguyễn Thị Liễu, trú tại thị trấn Tây Sơn vừa tổ chức đám cưới triệu đô cho con trai làm xôn xao dư luận cả nước. Hôm qua, PV Tiền Phong có mặt tại thị trấn Tây Sơn (Hương Sơn, Hà Tĩnh), dư âm của đám cưới triệu đô này vẫn đang được người dân bàn tán khắp mọi nơi.

> Hé lộ chi phí khủng của đám cưới "thiếu gia" Hà Tĩnh

Biệt thự của nữ đại gia Nguyễn Thị Liễu
Biệt thự của nữ đại gia Nguyễn Thị Liễu.
 

Trước căn biệt thự của nữ đại gia chốc lát lại có người đi đường dừng xe quan sát. Căn biệt thự với khuôn viên rộng gần 1.000 mét vuông đang được 2 người phụ nữ phun nước dọn dẹp. “Xin lỗi chị Liễu đi vắng, mời anh vào nhà ngồi chờ”, một người phụ nữ lịch thiệp mời khách.

Vào cổng, căn biệt thự hoành tráng 2 tầng cửa đóng im ỉm. Chờ một lúc, người phụ nữ này giới thiệu với PV sang nhà anh em của chị Liệu cách vài dãy nhà. Tại đây, một người phụ nữ trạc tuổi 40 cho biết, sau khi lo đám cưới cho con trai xong, chị Liễu lăn ra ốm nên phải tắt máy, nằm ngủ trong nhà.

Ngồi tại nhà chị Liễu hơn 2 giờ đồng hồ, bóng dáng nữ đại gia và vợ chồng thiếu gia vẫn không thấy xuất hiện, điện thoại thì tắt máy.

Lân la quanh hàng xóm nữ đại gia, ai cũng dành những lời có cánh khi nói đến chị Liễu. “Một mình nuôi hai con mà làm nên cơ đồ như thế thật hiếm có”, một phụ nữ xin được giấu tên nhà sát với nữ đại gia nói. Tuy nhiên, khi hỏi về nghề nghiệp của chị Liễu, mọi người chỉ nhắc đến hai từ kinh doanh. Còn kinh doanh ngành nghề gì tuyệt nhiên không ai rõ.

Dù chị Liễu đã ly hôn gần chục năm nhưng bố chồng của nữ đại gia này vẫn dùng những lời tốt đẹp nhất khi nói về cô con dâu.

“Nó sống biết trước biết sau lắm. Vợ chồng chia tay rồi nhưng nó thường xuyên sang thăm bố mẹ, những ngày giỗ tết đều có mặt”, ông cụ kể. Theo cụ, năm 1987, con trai đầu của ông là Nguyễn Hữu Dũng se duyên với cô thôn nữ xinh đẹp Nguyễn Thị Liễu, người xã Sơn Tây. Sau khi kết hôn, hai vợ chồng sinh một con trai là Nguyễn Huy Hoàng.

Hằng ngày hai vợ chồng nhận may, khâu quần áo cho người dân trong thị trấn. Sau năm năm, vợ chồng Liễu sinh thêm một bé gái. Cũng thời gian này, Liễu bắt đầu làm quen với việc buôn bán.

“Tôi chỉ nghe con dâu làm nghề buôn bán, còn buôn cái gì, bán con gì thì tôi không hỏi”, bố chồng nữ đại gia kể. Cuộc sống của vợ chồng Liễu ngày một khá lên. Đùng một cái, cách đây khoảng sáu năm, vợ chồng Liễu ly hôn. Anh Dũng ra làm ăn tại TP Vinh và lấy vợ khác, còn chị Liễu sống với hai con tại thị trấn Tây Sơn.

Nói về việc đám cưới của cháu nội tiêu tốn hàng chục tỷ đồng, ông cụ tâm sự: Hiện giờ cũng chưa ai biết được đích thực đám cưới tốn bao nhiêu tiền. Cũng tại có các ca sỹ nổi tiếng nên mọi người đồn ra đoán vào thôi. Còn xe cộ thì chủ yếu là của khách họ đến, riêng chiếc xe đón dâu là của chị Liễu mua. Đám cưới của Huy Hoàng có sự tham dự đầy đủ của hai bên nội ngoại.

Ý kiến bạn đọc về “đám cưới triệu đô ở quê nghèo”

- Thật xa xỉ và hoang phí trong khi nước ta vẫn còn nghèo đói! Tiền đó để đi làm từ thiện thì tốt hơn!- Long Quân

- Nếu đọc được bài báo này, chắc hẳn các nhà tỷ phú thế giới cũng phải giật mình. Tiền mừng bà Liễu dùng làm từ thiện, cũng hay đấy. Nhưng nếu bà tổ chức đám cưới cho con bà một cách tiết kiệm, phù hợp với phong tục người Việt, với hoàn cảnh của bà con quê hương thì đám cưới sẽ vui vẻ và mọi người cùng hoan hỉ. Ở vùng quê nghèo đó chắc đang cần kinh phí để xây dựng trường học, trạm y tế… -Nguyễn Hữu Dân

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.