Chân dung 'bộ đôi' tỷ phú USD mới của Việt Nam

Ông Hồng Hùng Anh (bên phải) và Nguyễn Đăng Quang - Hai tỷ phú Việt vừa được Fobes công nhận
Ông Hồng Hùng Anh (bên phải) và Nguyễn Đăng Quang - Hai tỷ phú Việt vừa được Fobes công nhận
TPO - Được biết đến là một trong những gương mặt thành công nhất của nhóm doanh nhân khởi nghiệp tại Đông Âu, 'bộ đôi' tỷ phú Hồ Hùng Anh và Nguyễn Đăng Quang đều từng thành công với lĩnh vực mì gói, tương ớt tại thị trường Nga.

Tạp chí Forbes vừa công bố danh sách tỷ phú USD năm 2019. Đúng như dự đoán, “bộ đôi” Techcombank Hồ Hùng Anh và Nguyễn Đăng Quang trở thành 2 cái tên mới gia nhập danh sách với tài sản lần lượt là 1,7 tỷ và 1,3 tỷ USD theo dữ liệu chốt đến ngày 8/2/2019.

Ông Hồ Hùng Anh - Người "kín tiếng" với tài sản ước 1,7  tỷ USD

Chân dung 'bộ đôi' tỷ phú USD mới của Việt Nam ảnh 1 Ông Hồ Hùng Anh người vừa được tạp chí Forbes xếp hạng Tỷ phú Việt 2019

Ông Hồ Hùng Anh sinh năm 1970, là thành viên HĐQT Techcombank từ 2004-2005, là phó chủ tịch thứ nhất tại HĐQT Techcombank từ 2006 đến 2008. Từ tháng 5/2008 tới nay, ông Hùng Anh là chủ tịch Techcombank.

Tại Masan, từ năm 1997, ông là Phó Chủ tịch HĐQT của CTCP Đầu tư Masan (tên cũ của CTCP Tập đoàn Masan hiện nay), Tổng giám đốc công ty Masan - Rus Trading tại Nga. Ông đã giữ vị trí phó chủ tịch của CTCP Tập đoàn Masan cho đến tháng 4/2018 thì xin rút và chỉ tập trung vào Techcombank với vị trí Chủ tịch HĐQT.

Là người khá kín tiếng,ông Hồ Hùng Anh gần như không bao giờ giao lưu hay trả lời trực tiếp báo chí. Hình ảnh vị doanh nhân này cũng rất “hạn chế’xuất hiện trên các báo,  tạp chí trong nước. Chỉ tại hai đại hội cổ đông của Techcombank và Masan Group, rất ít tờ báo tham dự  mới thấy hình ông xuất hiện và luôn được đề nghị không ghi hình.

Nhìn bên ngoài và qua phong cách giao tiếp, ông Hồ Hùng Anh có phong thái nhanh nhẹn, lịch thiệp. Chất doanh nhân Đông  Âu cũng ông Hồ Hùng Anh cũng để lại dấu ấn trong điều hành Ngân hàng Techcombank trong thời gian gần đây. Cụ thể ông đã quy tụ cả dàn lãnh đạo xuất sắc về xây dựng chiến lược phát triển ngân hàng. Chính điều này đã dẫn đến thành công trong hoạt động của Techcombank thời gian qua. Ngoài đứng thứ hai trên thị trường ngân hàng về lợi nhuận 2018 với lãi khủng hơn 10 ngàn tỷ, Techcombank cũng là một cổ phiếu được khối ngoại săn lùng với thị giá cao.  

Hiện tại, ông Hùng Anh nắm giữ hơn 39,3 triệu cổ phiếu TCB. Còn bà Nguyễn Thị Thanh Thủy (vợ ông Hùng Anh) và bà Nguyễn Thị Thanh Tâm (mẹ ruột ông Hùng Anh), mỗi người đang sở hữu hơn 174 triệu cổ phiếu TCB. Như vậy, ông Hùng Anh và những người liên quan đang nắm giữ hơn 595 triệu cổ phiếu TCB, tương đương với 17% vốn điều lệ ngân hàng này

Với số lượng cổ phiếu của cả gia đình lên tới 600 triệu đơn vị, gia đình nhà ông Hồ Hùng Anh có khối tài sản quy ra từ cổ phiếu lên tới hơn 17 nghìn tỷ đồng. Với 1,7 tỷ USD tài sản, ông Hồ Hùng Anh đã lọt danh sách tỷ phú Việt của Fobees lần này 2019.

Chân dung 'bộ đôi' tỷ phú USD mới của Việt Nam ảnh 2 Ngân hàng Techcombank nơi ông Hồ Hùng Anh đang sở hữu khối tài sản lớn 

Trước khi lên sàn, tổng tài sản của gia đình ông Hồ Hùng Anh tại Techcombank ước tính lên tới 25.401,1 tỷ đồng. Với giá trị tài sản này, ông Hồ Hùng Anh là người giàu nhất trên thị trường chứng khoán trong giới ngân hàng và hành trình trở thành tỷ phú USD cũng không còn xa.

Cũng trong năm 2018, ngân hàng của vị đại gia gốc Đông Âu tăng vốn điều lệ gấp 3 lần lên mức 34.965,9 tỷ đồng. Đây là kết quả của việc phát hành thành công hơn 2,3 tỷ cổ phiếu cho 4.262 cổ đông hiện hữu theo tỷ lệ 200%. Số cổ phiếu đã được đưa vào giao dịch hồi cuối tháng 7. Techcombank chính thức trở thành 1 trong những ngân hàng có quy mô vốn điều lệ lớn nhất Việt Nam.

Trong nhiều trường hợp, Forbes tính chung tài sản cho cả một gia đình chứ không nhất thiết chỉ là một cá nhân riêng biệt. Giá trị cổ phiếu niêm yết đang nắm giữ là một trong những cơ sở quan trọng để tính toán tài sản. Bên cạnh đó là các tài sản khác như tiền gửi, bất động sản, siêu xe... và đi số nợ có thể xác định được.

Tỷ phú Nguyễn Đăng Quang: Người đàn ông giản dị

Chân dung 'bộ đôi' tỷ phú USD mới của Việt Nam ảnh 3 'Ông chủ' Masan Nguyễn Đăng Quang chính thức lọt danh sách 5 tỷ phú Việt 2019 do Fobes xếp hạng 

Ông Nguyên Đăng Quang là tiến sỹ vật lý hạt nhân nhưng thành công trong lĩnh vực kinh doanh. Ông được biết đến là người mang ngành sản xuất mì gói và tương ớt sang Nga. Về Việt Nam, ông Quang thành công hơn với việc xây dựng được một chế hàng tiêu dùng nhanh với nhiều sản phẩm từ mì gói, tương ớt, nước tương,...

Gặp ông Quang một vài lần trong các sự kiện lớn của Masan, thực sự người đối diện sẽ không thể nghĩ đây là ông chủ đang sở hữu tài sản hơn 1 tỷ USD và là chủ của hàng loạt nhà máy, mỏ…Ông Quang có phong thái cực kỳ giản dị, ( thường là áo phông đen in chữ lo go của tập đoàn Masan đi kèm quần Âu rất hiếm dịp thấy ông mặc Comple). Cách sinh hoạt, trò chuyện với nhân viên của ông cũng luôn cho cảm giác như ông chỉ là một thành viên làm việc trong Masan chứ không phải một ông chủ. Tuy nhiên, khi nói chuyện sẽ thấy điểm đặc biệt là người đàn ông tuổi ngũ tuần ( nhìn ngoài trẻ hơn tuổi này) ,thực sự có những ‘tham vọng” lớn. “Bước đi xa vạn dặm:, ví như muốn mang nước mắm Việt ra thế giới, hay muốn người dân Việt được thụ hưởng những công nghệ, tiêu chuẩn thực phẩm cao của thế giới.

Trong năm 2018, ông Nguyễn Đăng Quang nổi lên mạnh mẽ. Bloomberg ghi nhận ông Nguyễn Đăng Quang, chủ tịch Masan Group là một trong hai tỷ phú USD mới của tại khu vực Đông Nam Á trong năm 2018 với tài sản khoảng 1,2 tỷ USD.  Masan của ông Quang hiện nắm giữ mỏ quặng quý hiếm hàng đầu thế giới sau khi công ty con mua lại 49% để sở hữu 100% nhà máy chế biến hóa chất vonfram hàng đầu thế giới Núi Pháo - H.C.Starck

Những ngày đầu xuân Kỷ Hơi,  Tập đoàn Masan (MSN) của ông Nguyễn Đăng Quang tiếp tục trở thành tâm điểm trên thị trường chứng khoán (TTCK) với dòng vốn ngoại dồn dập đổ vào. Trong phiên giao dịch 14/2/2019, khối ngoại tiếp tục mua ròng khủng với phần lớn số tiền gần 1,5 ngàn tỷ đồng đổ vào cổ phiếu MSN của Tập đoàn Masan. Cụ thể, khối ngoại bỏ ra tổng cộng 1,23 ngàn tỷ đồng mua 14 triệu cổ phiếu MSN thông qua thỏa thuận và 600 ngàn cổ phiếu MSN trên sàn. Trước đó, tháng 9/2018, SK Group của Hàn Quốc mua toàn bộ gần 110 triệu cổ phiếu quỹ mà Masan thông báo bán trước đó, với mức giá 100 ngàn đồng/cp (cao hơn thị giá 91 ngàn đồng hiện tại), tương đương tổng số tiền 470 triệu USD để nắm giữ 9,5% cổ phần có quyền biểu quyết của Masan.

Chân dung 'bộ đôi' tỷ phú USD mới của Việt Nam ảnh 4 Ngày 19/9/2018, SK Group đã ký kết hợp tác chiến lược và quyết định đầu tư vào Masan. SK Group cũng định giá Masan lên tới 5 tỷ USD.

Masan Group phải là người dẫn đầu, dẫn dắt thị trường. Đó chính là quan điểm của ông Nguyễn Đăng Quang xuyên suốt những ngày đầu hoạt động của Masan. Tại Đại Hội đồng Cổ đông Masan Group vào đầu năm 2018, người sáng lập và đứng đầu Masan Group, Chủ tịch kiêm tổng giám đốc Nguyễn Đăng Quang đã thẳng thắn thừa nhận sai lầm khi có lần ông đi “chệch” ra khỏi nguyên tắc của mình. Nhưng đặc biệt hơn khi Chủ tịch Masan nhanh chóng nhận ra và có những bước chiến lược “xoay chuyển” tình huống ngoạn mục. Đây cũng có lẽ là “cú hích” mạnh đẩy ông tiến lên và lọt vào danh sách tỷ phú Việt của Fobers năm 2019

MỚI - NÓNG