> Thất nghiệp nhưng vẫn tự chế ra… tàu ngầm
Điều này cho thấy, con số hơn 79 nghìn doanh nghiệp giải thể do VCCI và Ngân hàng thế giới công bố mới đây chỉ là những doanh nghiệp có làm thủ tục giải thể, được chính thức ghi nhận.
Do đó, hơn 120.000 doanh nghiệp còn lại có thể đã giải thể hoặc tạm ngừng hoạt động.
Vấn đề đặt ra là, vậy số phận người lao động ở những doanh nghiệp giải thể này sẽ thế nào. Thực tế, khi doanh nghiệp giải thể, phá sản, lao động sẽ mất việc làm, đối mặt nhiều khó khăn trong cuộc sống.
Các chuyên gia việc làm tính toán, giả sử trong giai đoạn 2005 - 2010 có 5.000 doanh nghiệp giải thể, chỉ cần một doanh nghiệp có từ 5 đến 10 lao động, thì số người mất việc có thể lên đến nửa triệu người.
Nếu thu nhập bình quân tại các doanh nghiệp ở mức 3 triệu đồng/người/tháng, số thu nhập mất đi của nửa triệu lao động đó sẽ vào khoảng 1.500 tỷ đồng/tháng.
Do đó, khi thất nghiệp xảy ra, của cải vật chất không những không tăng thêm mà ngày càng mất đi. Vì thế, nguy cơ xảy ra bão thất nghiệp là rất lớn và khi đó, thiệt hại có thể sẽ lên tới hàng tỷ USD mỗi năm.
Thực tế, với tình hình kinh tế khó khăn như hiện nay, khi mà số lượng doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động tiếp tục tăng thì chắc chắn số lượng lao động thất nghiệp sẽ không dừng lại.
Số lượng người đăng ký thất nghiệp tại nhiều tỉnh, thành phố tăng từng ngày. Một người thất nghiệp, không chỉ ảnh hưởng cá nhân họ, mà kéo theo cả gia đình khó khăn do mất nguồn thu.
Nếu không có giải pháp ngăn chặn, gây tác động dây chuyền đến hàng loạt vấn đề xã hội phức tạp.
Đã đến lúc Chính phủ cần có chính sách mạnh tay, giảm nhanh lãi suất cho vay. Ngoài ra, cần xem xét lại các chính sách thuế, phí để có thể giảm thuế, khoan thư sức khoẻ cho doanh nghiệp.
Chỉ có như vậy mới có thể cứu doanh nghiệp thoát khỏi giai đoạn khó khăn hiện nay. Đó cũng là cách “sâu rễ, bền gốc” vừa giải quyết tận gốc vấn đề thất nghiệp đang gia tăng, vừa nuôi dưỡng nguồn thu.