Chấm thi trắc nghiệm tự động như thế nào?

Chấm thi trắc nghiệm tự động như thế nào?
TP - Năm nay, các thí sinh thi đại học và THPT đã được thể hiện khả năng học tập của mình qua phương pháp thi trắc nghiệm và như báo chí đã đưa tin, việc tiến hành thi trắc nghiệm sẽ được thực hiện ở tất cả các môn vào năm 2008, trừ môn Văn.
Chấm thi trắc nghiệm tự động như thế nào? ảnh 1

Như vậy ngoài việc hiểu biết cách thức ra câu hỏi, cách ôn tập để làm bài thi trắc nghiệm tốt, chắc hẳn các thí sinh còn muốn biết bài thi của mình sẽ được chấm như thế nào? Có tin cậy không? Có khả năng xảy ra sai sót không?

Bài viết này sẽ giúp các bạn thí sinh có sự hiểu biết tổng quan và cách thức chấm điểm các bài thi trắc nghiệm và các vấn đề có thể xảy ra khi chấm thi tự động bằng phần mềm máy tính.

Các loại thi trắc nghiệm

Thông thường có hai loại thi trắc nghiệm. Trắc nghiệm trên giấy và trắc nghiệm trực tuyến bằng phần mềm.

Trắc nghiệm trực tuyến bằng phần mềm đã được tổ chức thường xuyên và quen thuộc với những ai tham gia thi các chứng chỉ tin học quốc tế (ví dụ như CCNA, MCSE,…).

Thí sinh sẽ trả lời trực tiếp trên máy tính và sau khi làm bài xong sẽ biết được ngay kết quả của mình do phần mềm máy tính đưa ra. Tuy nhiên việc tổ chức thi trực tuyến bằng phần mềm cần sự chuẩn bị tốn kém về máy tính và đường  truyền.

Nhận biết dấu quang học (Optical Mark Recognition) là kỹ thuật cho phép xác định các dấu hiệu đặc biệt đã được đánh dấu trên trang giấy tại các vị trí định trước bằng quang học.

Thiết bị đọc dấu quang học chiếu một chùm ánh sáng lên tài liệu đưa vào và có thể khám phá các dấu hiệu đặc biệt vì tại các dấu hiệu đó ít ánh sáng được phản xạ trở lại từ chúng hơn từ phần giấy không có dấu hiệu.

Đồng thời nó chỉ phù hợp cho các cuộc thi có số lượng thí sinh ít (vài chục đến vài trăm thí sinh). Với các cuộc thi số lượng người dự thi lớn như thi tốt nghiệp THPT và đại học như ở Việt Nam thì thông thường phải tổ chức thi trắc nghiệm trên giấy.

Các bài thi trên giấy sau đó sẽ được đưa về trung tâm chấm điểm và tại đó hệ thống máy chấm điểm thi trắc nghiệm tự động sẽ chấm và đưa vào lưu trữ trong hệ thống máy tính, phục vụ việc in ấn và thông báo cho thí sinh.

Phương pháp chấm điểm thi trắc nghiệm cho các bài thi trên giấy

Trong các kỳ thi hiện nay sử dụng một loại câu trắc nghiệm chỉ có duy nhất một phương án đúng trong số 4 phương án để chọn; các phương án khác được đưa vào có tác dụng “gây nhiễu” đối với thí sinh. Thí sinh phải tô các ô bằng bút chì, phải tô đậm và lấp kín diện tích cả ô; không gạch chéo hoặc chỉ đánh dấu vào ô được.

Hiện nay chủ yếu có hai phương pháp chấm trắc nghiệm tự động cho các bài thi trắc nghiệm trên giấy. Phương pháp thứ nhất là dùng máy đọc dấu hiệu quang chuyên dụng (OMR - Optical Mark Reader) dựa trên kỹ thuật OMR (Optical Mark Recognition) để đọc các bài thi, sau đó dùng phần mềm để chấm và đưa ra kết quả.

Một số hệ thống chấm thi và tổ chức thi trắc nghiệm do các công ty Việt Nam xây dựng

* EMP và MarkScanner thanh.andisw.com)

* Super EMR (www.pscvietnam.com)

* MarkRead 1.0 (www.vndocr.com)

* Mr.Test

* TestPro (www.maychamthi.com)

Tuy nhiên phương pháp này không lưu bản chụp các bài thi trắc nghiệm vào hệ thống máy tính.

Do đó nếu phát hiện ra lỗi hoặc nghi ngờ có lỗi trong khi máy chấm, người dùng phải lấy bài thi gốc (bản giấy) ra đối chiếu.

Phương pháp này sẽ tốn nhiều thời gian nếu phải xem lại bài thi và thiết bị đọc dấu hiệu quang trên khá đắt.

Cùng đó, giấy in bài thi trắc nghiệm cũng phải là giấy chuyên dụng và in chuẩn thì máy đọc mới chính xác, dẫn đến việc triển khai khá tốn kém và thiếu tính chủ động. Ưu điểm của phương pháp này là tốc độ chấm rất cao, có thể đến vài nghìn bài/giờ.

Phương pháp thứ hai kinh tế hơn và có nhiều đặc tính nổi trội hơn phương pháp trên. Đó là dùng các máy quét ảnh thông thường, quét toàn bộ các bài thi trên giấy thành các file ảnh, đưa vào hệ thống máy tính và việc chấm điểm hoàn toàn dựa vào phần mềm (chứ không cần dùng đến máy đọc dấu hiệu quang chuyên dụng trên).

Như vậy với phương án này thì module Phần mềm đóng vai trò rất quan trọng và phải áp dụng một loạt các kỹ thuật như xử lý hình ảnh, trí tuệ nhân tạo, thuật toán nhị phân nhằm nhận dạng được ký hiệu trên nhiều loại giấy khác nhau, thuật toán chỉnh nghiêng nhằm giải quyết vấn đề máy quét ảnh khi giấy đặt nghiêng hoặc máy quét có vấn đề, thuật toán khử nhiễu để giúp phần mềm vẫn nhận ra các dấu đã chọn của thí sinh khi thí sinh tô không được đầy, không được rõ nét,…

Với phương pháp này phiếu thi không cần phải in quá chính xác, có thể dùng bất cứ máy quét ảnh nào miễn là đảm bảo tốc độ quét nhanh. Sau khi quét bài thi, hệ thống sẽ lưu được các file hình ảnh gốc, do đó rất thuận tiện trong việc kiểm tra lại nếu có yêu cầu mà không cần phải lấy bài thi gốc (trên giấy) ra. Nhược điểm của phương pháp này là tốc độ chấm còn chưa cao.

Điều lưu ý nữa là độ chính xác của hệ thống chấm điểm tự động này phụ thuộc nhiều vào chất lượng lập trình cho phần mềm đó. Do vậy thông thường khi quyết định áp dụng hệ thống chấm điểm tự động nào thì đơn vị đó phải test rất nhiều trường hợp trước. Ví dụ như lấy ngẫu nhiên một số lượng bài nhất định ra để chấm bằng tay, đối chiếu kết quả với máy chấm để đảm bảo sự chính xác cần thiết.

Ngoài việc chấm thi, các hệ thống phần mềm liên quan đến thi trắc nghiệm hiện nay còn có các module phục vụ việc tổ chức thi trắc nghiệm tại các trường như soạn đề thi, tổ chức thi trên mạng, chấm thi, thống kê, in và thông báo kết quả thi.

MỚI - NÓNG