Câu chuyện 'Không gì là không thể' của cô gái xương thủy tinh

Bằng nghị lực, Thương đã học nghề thủ công lưu niệm
Bằng nghị lực, Thương đã học nghề thủ công lưu niệm
Bị bệnh xương thủy tinh bẩm sinh nhưng Nguyễn Thị Thu Thương vẫn tạo ra một không gian đầy màu sắc với những bức tranh hand made và giúp đỡ những người khuyết tật vươn lên trong cuộc sống.

Sinh ra là con thứ trong gia đình nghèo đông anh chị em, bố là công nhân xây dựng, mẹ làm nông nghiệp và sửa chữa quần áo tại nhà, Thương là người duy nhất trong gia đình bị mắc bệnh xương thủy tinh bẩm sinh. 

Không thể ngồi hay đứng mà Thương chỉ nằm và lăn tròn như đứa trẻ, bởi vì mỗi lần ngồi dậy rất đau đớn khi xương bị gãy. Tuổi thơ của Thương là những giọt nước mắt đau đớn nối dài khi hết lần này tới lần khác bị gãy xương, có khi chỉ là thay bộ đồ, có khi ngã, có khi chị em bạn bè vui đùa va phải... bất cứ va chạm nào cũng có thể khiến Thương bị gãy xương, phải nằm bất động nhiều tháng.

Thương cũng không thể đi học vì sợ các bạn ngã vào rồi gãy xương. Thương ở nhà đòi mẹ dạy chữ để biết đọc biết viết, rồi được các anh chị tình nguyện viên đến dạy cho học thêm văn hóa, xem tivi thì tự học hát theo tivi...

Trong một lần nhìn thấy mẹ cặm cụi bên chiếc máy may, không để ý gì đến xung quanh, dáng mẹ gầy hao mòn già hơn tuổi của mẹ. Chiếc máy may với mỗi sản phẩm được mười nghìn, hai mươi nghìn ấy, đã nuôi sống cả gia đình Thương, nuôi các anh chị em ăn học và cả chăm sóc cho Thương với rất nhiều tỉ mẩn, trong khi đó, Thương không giúp đỡ được gì cho mẹ mà chỉ ăn rồi nằm.

Thương nhớ lại mình đã từng được xem một chương trình trên tivi nói về những người khuyết tật không từ bỏ hy vọng, đó là những lớp học mà học viên đều là những người thiệt thòi.

Thương luôn tự nhủ: “Mình bị bệnh về xương nhưng đầu vẫn bình thường. Còn suy nghĩ được thì mình cố gắng học một nghề gì đó để có thêm thu nhập, bớt đi gánh nặng cho ba mẹ”.

Với suy nghĩ đó và tinh thần “không gì là không thể”, Thương xin mẹ đến cơ sở học nghề thủ công lưu niệm, làm đồ handmade (đồ dùng thủ công làm bằng tay), nghề đan cườm, đan len. Đôi tay yếu, không thể ngồi được, học cái gì cũng không hề dễ dàng, bù lại với quyết tâm, nên cuối cùng Thương cũng thành thạo những món nghề đã học.

Câu chuyện 'Không gì là không thể' của cô gái xương thủy tinh ảnh 1

Xưởng của Thương giúp đỡ nhiều em khuyết tật có việc làm ổn định

Tự mày mò tự làm ra các sản phẩm với mẫu mã sáng tạo đa dạng, phong phú như đèn bàn, áo len, lọ hoa... Lúc đầu sản phẩm bán rất khó, nhưng với sự chia sẻ, giúp đỡ của những người bạn cùng cảnh ngộ ở nhiều nơi, những người yêu mến sản phẩm của Thương ngày càng nhiều, công việc làm không hết.

Thương bắt đầu dùng mạng xã hội, mở website bán hàng chuyên nghiệp. Sau một thời gian, nắm bắt được nhu cầu thị trường sản phẩm tranh giấy xoắn nghệ thuật, Thương quyết định mở rộng quy mô.

Sau 10 năm ấp ủ, Thương thành lập trung tâm đồ thủ công mỹ nghệ tại Phú Xuyên (Hà Nội), tạo việc làm và giúp đỡ những trẻ em khuyết tật để có một cuộc sống hạnh phúc, không còn cô đơn mặc cảm, hội nhập với xã hội tự tin hơn.

Hiện tại ngoài xưởng sản xuất đồ thủ công, Thương có một nhóm nhạc vừa bán hàng và tham gia các chương trình cộng đồng, quyên góp vận động cho các bệnh nhân nghèo có thêm kinh phí để chữa bệnh.

Thương chia sẻ “tất cả mọi người hãy sống hết mình vì cuộc đời này chúng ta chỉ được sống một lần thôi, hãy luôn luôn kiên trì giữ niềm tin cho cuộc sống thì chắc chắn những điều tốt đẹp sẽ đến”.

Câu chuyện 'Không gì là không thể' của cô gái xương thủy tinh ảnh 2

Nữ doanh nhân Trần Uyên Phương tặng Thương cuốn sách Competing with Giants

Cùng chương trình Nối trọn yêu thương đến thăm cơ sở sản xuất đồ lưu niệm của Thương, nữ doanh nhân Trần Uyên Phương – Phó tổng giám đốc Tập đoàn Tân Hiệp Phát rất ngưỡng mộ nghị lực của Thương, một cô gái bé nhỏ tạo nên một doanh nghiệp có thể nuôi được 16 người, làm những sản phẩm thủ công và bán sản phẩm ra nước ngoài”.

Nữ doanh nhân còn mang đến cho Thương một món quà đặc biệt, đó là cuốn sách Competing with Giants. Đây là cuốn sách do nữ doanh nhân viết cùng hai tác giả khác và được Forbestbooks xuất bản cuối năm 2018. Cuốn sách là câu chuyện  thực tế về Tân Hiệp Phát, chia sẻ những bí quyết và kinh nghiệm của doanh nghiệp nội địa trong quá trình phát triển, vượt lên và cạnh tranh sòng phẳng với  những tập đoàn đa quốc gia khổng lồ với phương châm hành động “Không gì là không thể”, dám ước mơ lớn và hành động mỗi ngày để đạt ước mơ đó.

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.