Cậu bé 15 tuổi giết mẹ rồi tự sát vì nghiện game

Cậu bé 15 tuổi giết mẹ rồi tự sát vì nghiện game
Vụ án cậu học trò cấp II giết mẹ sau khi bị mẹ mắng vì nghiện game đang khiến dư luận Hàn Quốc rúng động. Theo báo Korea Herald ngày 17-11, cậu bé 15 tuổi này đã treo cổ tự tử bằng dây điện trên ban công nhà ở quận Daeyeon, tỉnh Busan.

Cậu bé 15 tuổi giết mẹ rồi tự sát vì nghiện game

Vụ án cậu học trò cấp II giết mẹ sau khi bị mẹ mắng vì nghiện game đang khiến dư luận Hàn Quốc rúng động. Theo báo Korea Herald ngày 17-11, cậu bé 15 tuổi này đã treo cổ tự tử bằng dây điện trên ban công nhà ở quận Daeyeon, tỉnh Busan.

Hai trẻ vị thành niên chơi game online ở Gwangmyeong, Seoul. Ảnh: nytimes.com
Hai trẻ vị thành niên chơi game online ở Gwangmyeong, Seoul. Ảnh: nytimes.com .

Thi thể người mẹ được con gái 11 tuổi phát hiện ở phòng ngủ của bà và bà ngoại của em đã vội thông báo cho cảnh sát. Cậu bé học lớp 9 để lại mảnh giấy ghi lời nhắn: “Bà ơi, mẹ mắng con vì đã chơi game. Con đã phạm phải tội ác không thể tha thứ. Con rất xin lỗi”.

Theo cảnh sát Hàn Quốc, chồng của người phụ nữ xấu số này đi làm ăn ở Trung Quốc từ năm 2000 và từ đó họ sống ly thân. Bà làm trợ lý tại một phòng ảnh để kiếm tiền nuôi con và thường xuyên về nhà trễ. Do không có sự quan tâm của cha mẹ, cậu bé nghiện game từ lớp 5. Cậu dường như thích các trò chơi đao kiếm, súng ống.

Theo lời kể của em gái, cậu thường chơi game trong phòng riêng tới 2h-3h sáng. Năm 2009, cậu đã ba lần tham gia tư vấn để chữa chứng nghiện game. Khám nghiệm tử thi cho thấy trên thân thể người mẹ có những vết bầm tím do bị đánh đập, trên gương mặt có nhiều vết cào cấu.

Cô con gái khai với cảnh sát cô chỉ nghĩ mẹ và anh trai cãi nhau như bình thường nên đi ngủ, sau đó đến sáng mới biết mẹ và anh đều đã chết.

Vụ việc đang khiến dư luận Hàn Quốc rất lo lắng. Trong xã luận “Đừng coi thường ảnh hưởng của game online” trên tờ Joong Ang Daily ngày 17-11, An Yeong Gyun, chuyên viên kiểm toán công, viết: “Khi tôi đi dự các cuộc họp phụ huynh, chúng tôi thường nói về chuyện cấm đoán hay ngăn chặn con trai chơi game, trong khi những đứa con trai của mình dường như không thể sống mà thiếu game. Ông bố này kể đã ném máy tính qua ban công, còn bà mẹ kia nói đã tịch thu con chuột. Thậm chí có cặp vợ chồng còn rút cả dây điện ra, mang máy tính đến dự họp để chắc chắn là ở nhà “ông” con mình không chơi game khi họ đi vắng. Gần như tất cả bậc cha mẹ ở Hàn Quốc đều gặp vấn đề rất nghiêm trọng với game online. Tuy nhiên, thực tế lại không có nhiều sự quan tâm của xã hội”.

Tác giả viết tiếp: “Dù truyền thông đưa nhiều tin về sự phát triển của game, nhưng ít khi nói về chứng nghiện game và những khó khăn mà cha mẹ và con cái gặp phải do game. Kinh doanh game ở Hàn Quốc mang lại doanh thu 6,2 tỉ USD/năm, một món lợi nhuận kếch sù. Tuy nhiên, cũng cần phải tính tới chi phí xã hội rất lớn. Năm 2009, 940.000 trẻ em và thanh niên Hàn Quốc bị nghiện Internet. Nếu họ nghiện game thì tình hình còn nghiêm trọng hơn. Ngày nay, nhiều gia đình giấu nhẹm chuyện nghiện game, cố tảng lờ, giảm nhẹ mức độ ảnh hưởng. Nhưng chi phí xã hội do game và chứng nghiện Internet lại quá nghiêm trọng, và không còn là vấn đề cá nhân nữa”.

Tác giả đề nghị nhà chức trách Hàn Quốc xem xét liệu hệ thống pháp luật hiện nay có được áp dụng phù hợp để ngăn chặn các vấn đề về game từ trước hay không.

Nghiện game, theo các chuyên gia thế giới, đang là khuynh hướng tăng nhanh. Ngày càng nhiều người thấy rằng game - một sở thích khi rảnh rỗi - lại đang “nuốt chửng” cuộc đời của họ. Tiến sĩ Ryan G. Van Cleave, tác giả cuốn sách Rút dây ra: hành trình vào thế giới đen tối của chứng nghiện game, đã cảnh báo: Trung Quốc và Hàn Quốc đã phải tuyên bố nghiện game online là một cuộc khủng hoảng sức khỏe cộng đồng số 1 của họ.

Trung Quốc có hàng trăm trung tâm điều trị chứng nghiện game và Internet. Hàn Quốc đã đào tạo 1.000 tư vấn viên làm việc tại hơn 200 trung tâm điều trị các căn bệnh kỹ thuật số.

Theo Hanh Nguyên
Tuổi Trẻ

MỚI - NÓNG
Hà Nội đề xuất có 4 thành phố trực thuộc
Hà Nội đề xuất có 4 thành phố trực thuộc
TPO - Theo định hướng đến năm 2050, Thủ đô có hai TP trực thuộc là Khoa học & Đào tạo Hòa Lạc với TP phía Bắc bao gồm địa giới hành chính huyện Sóc Sơn, Mê Linh và một phần Đông Anh; nghiên cứu hình thành thêm TP Du lịch ở khu vực Sơn Tây – Ba Vì và TP sân bay phía Nam ở Phú Xuyên – Ứng Hòa.