Cắt mí, nâng mi: Chuyện nhỏ!?

Ảnh minh hoạ: Internet
Ảnh minh hoạ: Internet
Phẫu thuật cắt mí mắt là một trong những dịch vụ thu hút sự quan tâm của rất nhiều đối tượng dù già hay trẻ, dù là nam hay nữ giới.

Nhưng hiên nay đối tượng tìm đến dịch vụ này nhiều nhất là phụ nữ ở độ tuổi trung niên với mong ước lấy lại vẻ trẻ trung cho đôi mắt đang bị sụp mí vì da và mỡ thừa.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Cắt mí, nâng mi - điều nên và không nên làm

Theo Ths. BS Nguyễn Thị Kiều Thơ, Đơn vị Tạo hình Thẩm mỹ, Bệnh viện Nhân dân Gia Định thì trong ngành phẫu thuật, việc gặp biến chứng sau hậu phẫu là điều luôn có thể xảy ra. Vì vậy, việc cần làm là người đi phẫu thuật và bác sĩ phẫu thuật phải hiểu rõ mình đang làm gì và sẽ làm gì để phòng tránh tối đa những biến chứng.

Người đi phẫu thuật cắt mí nhất thiết phải ở có tình trạng sức khỏe tốt. Tình trạng nội khoa phải ổn định. Trước khi quyết định phẫu thuật họ nên đến chuyên gia để nghe tư vấn về tình hình mí mắt của mình, tình hình sức khỏe và những biến chứng có thể gặp đối với từng phương pháp tạo mí...

Bác sĩ trực tiếp phẫu thuật phải nắm rõ sức khỏe hiện tại của bệnh nhân, cũng như hiểu rõ kết cấu cơ mắt. Người phương Đông có chiều cao mí mắt khoảng 3-4mm so với bờ mi (ở người phương Tây là từ 7-10mm) hoặc mắt không mí chiếm số lượng lớn. Mí mắt được tạo nên từ một phần cơ nâng mi trên đính vào da mí trên. Chức năng cơ nâng mi trên giống như tên của nó là giúp mí mắt được nâng lên, khi đó mắt được mở ra.

Nếu cơ nâng mi trên đính vào da thấp gần sát bờ mi thì tạo mí nhỏ, nếu cơ nâng mi trên đính cao thì sẽ tạo mí lớn. Trường hợp không có mí là do không có sợi nào của cơ nâng mí trên đính vào da…

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Phương pháp phổ biến khi cắt mí, nâng mi

Ở Việt Nam hiện có các phương pháp phẫu thuật mí mắt phổ biến sau:

Phương pháp vùi chỉ - Bấm mí: dành cho các trường hợp mí trên mỏng, không mỡ thừa, da thừa. Sử dụng chỉ luồn tạo chỗ đính giữa da và cơ nâng mí trên hoặc sụn mi dọc theo đường mí mong muốn.

Phương pháp rạch da toàn bộ - mổ mở: dành cho các trường hợp mí mắt dày, nhiều mỡ thừa và da thừa. Rạch da theo đừơng mí định sẵn, lấy bớt da thừa và mỡ thừa, khâu tạo mí.

Phương pháp rạch da bán phần: trung gian giữa 2 phương pháp trên. Rạch da qua 3 điểm nhỏ dọc theo đường mí mong muốn, qua đó lấy bớt mỡ, sau đó khâu tạo mí.

Biến chứng có thể gặp khi cắt mí, nâng mi

Theo bác sĩ Thơ, những biến chứng thường gặp của tiểu phẫu này là:

- Mí mắt không đều.

- Nhắm mắt không kín, có thể là do da mí trên bị cắt quá nhiều.

- Sụp mí, mắt mở không được hoặc mở khó khăn, có thể do phạm vào cơ nâng mí trên.

- Hốc mắt hõm sâu do lấy quá nhiều mỡ và mô liên kết.

Bài viết có sự tư vấn của Ths, BS. Nguyễn Thị Kiều Thơ

Đơn vị Tạo hình Thẩm mỹ, Bệnh viện Nhân dân Gia Định

Theo Theo SKGĐ
MỚI - NÓNG