Tiếp bài “khai thác 10 năm vẫn chưa đạt chuẩn”:

Cao tốc Pháp Vân: Vốn bảo trì chỉ đáp ứng 50% nhu cầu

Với 70 triệu đồng/km/năm, nhu cầu vốn khắc phục hư hỏng trên đường Pháp Vân-Cầu Giẽ mới đáp ứng được 50%. Ảnh: Trọng Đảng
Với 70 triệu đồng/km/năm, nhu cầu vốn khắc phục hư hỏng trên đường Pháp Vân-Cầu Giẽ mới đáp ứng được 50%. Ảnh: Trọng Đảng
TP - Trước tình trạng xuống cấp và tai nạn liên tục trên đường cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ, Cục Quản lý đường bộ 1 - cho biết, vốn cấp cho duy tu, đảm bảo an toàn của tuyến đường hằng năm chỉ được 50% nhu cầu.

Trao đổi với PV Tiền Phong, ông Nguyễn Xuân Lâm, Phó Cục trưởng Cục Quản lý đường bộ 1 - Tổng cục Đường bộ Việt Nam (đơn vị quản lý tuyến cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ), cho biết, từ khi được đưa vào sử dụng năm 2000, tuyến đường chưa được sửa chữa, đại tu mà chỉ vá víu, sửa chữa nhỏ (trung tu).

Ông Lâm cho rằng, theo quy định, một tuyến đường khi đưa vào sử dụng phải đạt được 3 tiêu chí: giao thông thông suốt, phương tiện đi lại êm thuận và an toàn.

Tuy nhiên, những năm qua, vốn nhà nước cấp cho công tác bảo trì, sửa chữa trên tuyến chỉ đáp ứng được 50% nhu cầu (70 triệu đồng/km). Với mức đầu tư này, hằng năm, Cục triển khai thường xuyên các phần việc như kiểm soát hoạt động trên tuyến; hệ thống điện thắp sáng, cây xanh; công tác đảm bảo ATGT như bổ sung biển báo, sơn lại vạch kẻ đường; tu bổ, gia cố nền đường bị sạt lở… Còn sửa chữa dạng mặt đường bị bong tróc, trồi lún và phải thảm hàng cây số thì không đủ tiền.

“Đây là việc lớn, cần nguồn kinh phí nhiều và phải lập dự án riêng. Do vậy, khi đường bị lún nứt, muốn thảm lại, phải lập đoàn khảo sát, lên phương án triển khai rồi báo cáo với cơ quan cấp trên (Tổng cục Đường bộ Việt Nam) xin kinh phí đầu tư. Quy trình này mất ít nhất 6 tháng”, ông Lâm nói.

Ông Lâm cho biết, đường Pháp Vân - Cầu Giẽ là tuyến cao tốc đầu tiên ở khu vực miền Bắc, hiện có vai trò rất quan trọng trong việc giải tỏa ùn tắc tại khu vực cửa ngõ phía Nam Thủ đô. Từ khi được đưa vào sử dụng, tuyến đã cơ bản thay thế QL 1 cũ, đoạn Hà Nội - Đồng Văn.

Do thi công trong vùng đất yếu, nên đến nay, tại các khu vực đầu cầu, cống, hầm chui vẫn còn hiện tượng lún, gây mấp mô mặt đường. Tuyến đường hiện rất cần được đại tu. Là đơn vị được giao quản lý toàn tuyến, dựa vào nguồn vốn được cấp hằng năm, tuy không thể sửa chữa lớn, nhưng Cục luôn thực hiện quản lý theo phương án hỏng đến đâu sửa chữa và báo cáo đến đấy.

“Đây là tuyến được phép khai thác với tốc độ cao - 100km/h, ưu tiên hàng đầu lúc này là mặt đường phải êm thuận để phương tiện đi lại an toàn. Với thực trạng và quy mô 4 làn xe như hiện nay trước khi có dự án nâng cấp, chúng tôi kiến nghị cấp trên nên đầu tư sửa chữa lại mặt đường sớm”, ông Lâm đề xuất.

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.