Cao ốc và xe cá nhân là thủ phạm ô nhiễm không khí ở Hà Nội

Tính đến thời điểm hiện nay, toàn thành phố đã có trên 5,5 triệu xe cá nhân, trong đó xe máy 4,4 triệu.
Tính đến thời điểm hiện nay, toàn thành phố đã có trên 5,5 triệu xe cá nhân, trong đó xe máy 4,4 triệu.
TP - Sau khi một số tổ chức quốc tế và nhà khoa học xác định, nguyên nhân gây ô nhiễm không khí mức nguy hiểm tại Hà Nội có do hoạt động giao thông và xây dựng quá mức gây nên. Tuy nhiên thực tế xây cao ốc và phát triển phương tiện cá nhân tại Hà Nội hiện nay dường như không thể kiểm soát.

Phương tiện quá tải đến 22 lần

Phòng CSGT, Công an thành phố Hà Nội cho biết, lượng phương tiện cá nhân gia tăng quá nhanh là nguyên nhân làm nhiều tuyến đường trở nên quá tải, ùn tắc. Tính đến thời điểm hiện nay, toàn thành phố đã có trên 5,5 triệu xe cá nhân, trong đó xe máy 4,4 triệu; ngoài ra mỗi tháng Hà Nội còn có thêm 19.000 ô tô, xe máy đăng ký mới.

Cùng với ùn tắc, mỗi ngày người dân ra đường đang phải đối diện với khói xe, bụi bặm. Tại các nút giao thông như Pháp Vân, Thanh Xuân, Trung Hòa, Mai Dịch, Cầu Chui, Vĩnh Tuy… vào bất kể thời gian nào trong ngày, bầu không khí ở đây cứ như bị sương mù bao phủ. Theo các chuyên gia, sở dĩ có chuyện này là do lượng phương tiện qua lại quá nhiều, công trường xây dựng bủa vây.

Toàn thành phố có gần 3.000 nghìn tuyến đường với trên 2.100 nút giao thông. Theo Hội Quy hoạch và Phát triển đô thị Hà Nội, do số lượng phương tiện gia tăng không có sự kiểm soát và hạ tầng giao thông chưa được đầu tư, triển khai bài bản, nên nhiều nút giao thông tại Hà Nội hiện nay lượng phương tiện đã bị quá tải nhiều lần, riêng một số nút như Lê Văn Lương - Láng, Mai Dịch, Thanh Xuân… quá tải đến 22 lần.

Đường thi công chậm, cao ốc mọc nhanh

Để hạn chế ùn tắc, quá tải cho khu vực nội đô, từ nhiều năm nay thành phố Hà Nội đã có quyết định cấm xe tải hoạt động trong các quận nội thành phạm vi được xác định từ đường vành đai 3 trở vào. Tuy nhiên, thực tế trong ngày 4/3 trên các tuyến đường nội đô như Lê Văn Lương, Phạm Hùng, Phạm Văn Đồng, Nguyễn Văn Cừ, thậm chí những tuyến đường nằm sâu trong nội đô như Trần Quang Khải – Yên Phụ, Giảng Võ, Cầu Giấy, Giải Phóng, Hoàng Hoa Thám… không chỉ xe khách mà xe tải cũng hoạt động tấp nập bất kể thời gian.

Gần 10 năm nay đã có chủ trương không xây dựng nhà cao quá 10 tầng trong khu vực nội thành, tuy nhiên không hiểu vì lý do gì hiện tại các quận nội thành vẫn có tới gần 20 dự án tòa nhà cao trên 10 tầng.

Theo đại diện Hội Quy hoạch và Phát triển đô thị Hà Nội, hiện nay thành phố còn có tới 25 công trình giao thông trên đường và thi công nhiều năm nay vẫn chưa xong. Trong số đó, có một số “siêu dự án” với công trình ngổn ngang trên đường, như đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông, đường sắt Nhổn – Ga Hà Nội, buýt nhanh BRT Kim Mã – Hà Đông, đường vành đai 2 Bưởi – Trường Chinh… “Các công trình này vừa thi công chậm, gây ùn tắc vừa không đảm bảo vệ sinh môi trường nhiều năm nay. Đây là những nguyên nhân chính dẫn đến ô nhiễm không khí ở Thủ đô ở mức nguy hại”, đại diện Hội Quy hoạch và Phát triển đô thị Hà Nội đánh giá.   

MỚI - NÓNG
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
TP - Thông tin từ Bộ Tài chính cho hay, đến nay có khoảng 40 địa phương gửi báo cáo thu chi tiền công đức. Theo đó, điểm nhấn là nhiều địa phương có số thu tiền công đức rất cao, lên tới 200-400 tỷ đồng/năm. Tuy nhiên, việc chi tiền công đức cũng đang cho thấy có khá nhiều bất cập khi mỗi nơi làm theo một kiểu. Trong khi có nơi xin giữ lại để tu bổ di tích, có chỗ nguồn thu lại được để dùng cho từ thiện.