Cảnh giác với những ‘kẻ phá bĩnh’ ngày Tết

Cảnh giác với những ‘kẻ phá bĩnh’ ngày Tết
Tết đúng là “relax tuyệt đối” nhưng nếu không khéo sẽ trở thành “thảm họa” vì những “kẻ phá bĩnh” đáng ghét…

Nghỉ tết tới 2 tuần, ai chả thấy sướng. Không còn canh cánh làm bài kiểm, cũng khỏi cần sợ thầy cô gọi lên bảng rồi đứng “chào cờ”. Đúng là “relax tuyệt đối”, bạn nào cũng có kế hoạch chứ không giống khi đi học cứ “ngày thi đến chân mới …nhảy dựng”.

Facebook

Phải công nhận teen nhà ta khoái Facebook, nhiều bạn mở mắt ra là phải lên mạng để xem có “đứa nào” mang khoe cái gì hoặc “người ta” có nhắn tin cho mình với lời lẽ nhớ nhung, hay chỉ là “tình lớt phớt” như xăng trộn nhớt...dởm năm ngày ba bữa xe chẳng chạy được mới vỡ lẽ. 

Biết vậy nhưng trí tò mò thôi thúc nên teen cả thế giới đều “ăn Facebook, ngủ Facebook” cứ như một món bùa mê. Phụ huynh thấy con ngồi say sưa bên computer cũng nhắc nhở vài câu, đa số tặc lưỡi “con học khổ sở như vậy, ba ngày tết chả lẽ lại cấm, mà computer là thứ high tech, đời mình kém cỏi, tụi nhỏ nó giỏi hơn đâu có sao. 

Không ít bạn đã “hy sinh” cả cái tết với đầy đủ hương vị cổ truyền cho Facebook. Sự nghiện ngập này khiến bạn bỏ ăn, thiếu ngủ, sau tết trông như một kẻ từ Somali mới về. Đã lỡ nghiện lại khó “cai”, 2 tuần có bạn lậm sâu vào Facebook rồi học kém, chán học và con đường học vấn đang thênh thang bỗng tù mù như ở đường hầm. Phụ huynh thấy sức khoẻ bạn đi xuống thì vội vã bồi dưỡng, ít ai nghĩ rằng bạn bị nghiện Facebook. 

Ở đời, nghiện thứ gì, não của bạn cũng “cắn chặt” thứ đó, muốn tế bào thần kinh “nhả ra” là cả một cuộc cách mạng cai nghiện. Vậy thì nếu muốn bạn chỉ cần lướt qua, chả nên để cho Facebook quyến rũ.

Tụ tập bạn bè

Teen vốn thích mạo hiểm, nếu được ra biển thì các chàng sẽ đua nhau bơi xa để chứng tỏ bản lĩnh. Tuy nhiên mạo hiểm và chủ quan là đặc tính của các bạn teen. Thế nên, nếu muốn chứng tỏ bản lĩnh thì chỉ cần học thật ngon lành, đó mới là bản lĩnh. 

Còn muốn tập luyện, thi thố để “ta đi so sánh xem nào” thì hai chữ an toàn phải được đặt lên hàng đầu mới tránh rủi ro. Các bạn có biết phụ huynh, những người còn sống đau lòng biết chừng nào nếu các bạn bị tai nạn hay những rủi ro xảy ra?

Các anh chị ở Trung học phổ thông tự cho là mình “đã lớn” thường không bao giờ chịu đi cùng phụ huynh. Các bạn rủ nhau đi chơi xuân. Một nhóm chuẩn bị xe gắn máy, con gái ngồi sau để các bạn nam lái, báo với phụ huynh là “đi thăm danh lam ,thắng cảnh”. Sẽ không tránh khỏi việc thách đố, đua xe hay leo trèo. 

Máu “yên hùng” trỗi dậy nếu bạn gái khích một câu “ấy chịu thua người ta sao?” và thế là tai nạn, sứt đầu mẻ trán, tàn phế hay tử vong. Khi rút ra được bài học sợ hãi thì người bị nạn khổ, làm khổ lây cả đại gia đình. Khích bác, chê bai, thách đố nhau trong những trò chơi cảm giác mạnh có thể sẽ làm cho bạn ân hận suốt đời.

Đánh bạc

Bạn nào có máu đỏ đen còn dùng tiền lì xì tham gia “bầu cua cá cọp”. Thua ham gỡ và suốt 2 tuần bạn “ngồi đồng” với những người chơi. Trở về nhà với thân hình teo tóp, quần áo nhầu nát, trông như một kẻ từ dưới đất chui lên. Ấy vậy mà khi có bạn nào hỏi “tết cậu làm gì”, con bạc này sẽ hào hứng kể những ván bài thắng chứ không bao giờ kể rằng mình đã thua bao nhiêu tiền. Có bạn cầm từ laptop đến đồng hồ cũng nói như mình ‘thắng cuộc”.

“Tranh thủ” Tết để…yêu

Rủ bạn gái đi chơi xuân rồi tỏ tình trong khung cảnh lãng mạn nhiều bạn đang nghĩ và thực hiện. Tuy nhiên cái đích mà các bạn tiến tới không chỉ là như vậy. Sau lời tỏ tình ngọt ngào là “tâm sự riêng” ở nhà trọ hay sang hơn là khách sạn. Khách sạn ở ta quảng cáo 1 giờ có 50.000 đồng, bạn nào cũng nhìn thấy. Một số bạn nam khôn ngoan còn “thủ sẵn” 02 viên ngừa thai khẩn cấp nhưng đa số là “khám phá” mà không có biện pháp bảo vệ. 

Điều lạ là một số bạn gái được rủ rê lại nghe tăm tắp, coi đó là cách thể hiện tình yêu với chàng. Sau tết, phòng mạch tư và bệnh viện phụ sản đều thấp thoáng những ánh mắt lo lắng của teen gái, còn bạn trai với những lời có cánh kia đã đánh bài “lờ”, cứ như là ta đây vô tội. 

Chuyện này xảy ra thường xuyên sau mỗi đợt nghỉ hè, nghỉ tết. MTO từng báo động nhưng dường như nhiều bạn gái có dòng máu của những con thiêu thân nên có bạn còn gân cổ mà cãi bác sĩ rằng “con không hối tiếc”. Chỉ khi bạn đủ lớn, lập gia đình, lúc ấy muốn có em bé chả được, sự hối tiếc mới thật sự có chỗ đứng thì đã quá muộn màng. Câu chuyện thường là như vậy.

Làm sao tránh những kẻ “phá bĩnh”?

Dù người lớn cảnh báo nhưng teen nhà mình “nghe tai nọ chạy ra tai kia”, thậm chí có bạn chê phụ huynh là “nói nhiều”. Đa số dùng từ “không thông cảm”. Khi xảy ra chuyện thì nơi nương náu của các bạn lại là cha mẹ. 

Tết đúng nghĩa là “sum họp gia đình”, vì thế mong các bạn đừng để “những kẻ phá bĩnh” làm hỏng những ngày thư giãn của các bạn. Đó mới chính là bản lĩnh của teen.

Theo Mực tím
MỚI - NÓNG