Cẩn trọng với bệnh viêm xương tuỷ ở trẻ

Viêm xương tủy ở giai đoạn đầu khó phát hiện (ảnh minh họa).
Viêm xương tủy ở giai đoạn đầu khó phát hiện (ảnh minh họa).
TP - Mỗi năm, Bệnh viện Nhi T.Ư điều trị khoảng 100 trường hợp trẻ mắc bệnh lý về viêm xương. Nguyên nhân gây bệnh phổ biến là do bệnh nhi nhiễm khuẩn tụ cầu vàng, một loại vi khuẩn kháng thuốc cao.  

Đau xương khớp không chỉ người lớn mới gặp phải mà trẻ em cũng có thể có triệu chứng này. Bệnh khiến trẻ mệt mỏi, giảm khả năng vận động ảnh hưởng đến chất lượng học tập và sinh hoạt. Bác sĩ Lê Tuấn Anh, Phó Trưởng khoa Chỉnh hình nhi (Bệnh viện Nhi T.Ư) cho biết, từng điều trị cho bệnh nhân H.T.N (9 tuổi, ở Hà Nội). N. là cậu bé hoàn toàn khoẻ mạnh, nhưng một buổi sáng ngủ dậy N. kêu đau nhức ở cẳng chân phải. Thấy chân bé sưng đỏ, gia đình nghĩ con bị va chạm do đá bóng nên đưa con đến nắn chân, đắp lá thuốc ở một thầy lang. Sang ngày thứ 2, bé N. sốt cao, cẳng chân tiếp tục sưng to và đỏ mọng như quả cà chua. Lúc này gia đình vội mang con tới Bệnh viện Nhi T.Ư. Tại đây, các bác sĩ thông báo bé mắc căn bệnh nguy hiểm viêm xương tủy nhiễm khuẩn. Bệnh nhi được chỉ định phẫu thuật cấp cứu. Mục tiêu của ca phẫu thuật là giải phóng mủ trong xương và các mô mềm, tưới rửa xương bằng dung dịch kháng sinh để giảm bớt nguy cơ lây nhiễm lan rộng. Sau ca phẫu thuật, tình trạng nhiễm khuẩn của bệnh nhân đã cải thiện đáng kể, không còn sốt nữa. Bệnh nhi tiếp tục được theo dõi và điều trị tại bệnh viện trong hơn 2 tuần. Thời gian này, cẳng chân tổn thương của bệnh nhi được bất động bằng bó bột để xương được nghỉ ngơi hoàn toàn, tạo điều kiện cho quá trình hình thành xương mới. Trong trường hợp không bó bột, bệnh nhân rất có thể bị gãy xương dẫn đến tình trạng xương khó liền và khó điều trị về sau.

Sau 17 lần ra vào viện liên tục vì căn bệnh viêm xương nhiễm khuẩn, mới đây, sau gần 2 năm được các bác sĩ Bệnh viện Nhi T.Ư tích cực chăm sóc và điều trị, cuối cùng N. đã có thể vận động, đi lại và trở lại cuộc sống học tập như các bạn bè đồng trang lứa. Mẹ bệnh nhi cho biết: “Sau khi tháo bột, gia đình được bác sĩ hướng dẫn thay băng hằng ngày. Hai tháng sau phẫu thuật cháu có thể đi lại nhẹ nhàng”.

Bệnh thường gặp ở tuổi học đường

PGS.TS Lê Thị Minh Hương, Khoa Miễn dịch - Dị ứng - Khớp, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi T.Ư cho biết, tình trạng đau mỏi xương khớp, đau nhức chân tay nhẹ thoáng qua là than phiền thông thường hay gặp ở trẻ em tuổi học đường sau một ngày chạy nhảy nhiều hoặc có xô ngã. Hàng ngày bệnh viện tiếp nhận khám và điều trị nhiều bệnh cơ xương khớp ở trẻ em do nguyên nhân khác nhau: từ đau mỏi xương khớp tuổi phát triển, viêm khớp cấp tính do vi khuẩn, do lao, viêm sau chấn thương… cho đến những bệnh khớp mãn tính do một số rối loạn miễn dịch hoặc giai đoạn đầu của bệnh bạch cầu cấp.

Viêm xương tủy cấp chủ yếu gặp ở tuổi học đường tuổi từ 6-16, chiếm  80% số ca mắc bệnh. Giai đoạn đầu dấu hiệu mơ hồ, không rõ ràng, dễ bỏ qua. Thông thường trẻ bỗng nhiên sốt cao, nhiễm trùng nhẹ. Trẻ kêu đau quanh chi, hạn chế hoạt động trái với thường lệ. Khám thấy sưng nề nhẹ quanh đầu xương, hay gặp nhất viêm xương quanh gối, ấn vào khớp không đau. Ở giai đoạn muộn khi viêm đã phá ra tổ chức phần mềm, toàn thân bệnh nhân có hội chứng nhiễm khuẩn, trùng rõ. Tại chỗ có ổ áp-xe cơ ở chi: sưng - nóng - đỏ - đau và ở giữa bùng nhùng mủ. Nhiều khi có lỗ dò mủ ra ngoài. Lỗ dò mủ do viêm xương có đặc điểm điển hình: da quanh lỗ dò thâm, da sát xương, mủ chảy qua lỗ dò mùi hôi, tanh...

Bác sĩ Tuấn Anh cho biết, viêm xương tủy xương cấp tính là nhiễm khuẩn huyết viêm tất cả các thành phần của xương do vi khuẩn sinh mủ không đặc hiệu gây nên. Bệnh hay gặp ở các xương dài như xương đùi, xương chày, xương cánh tay. Bệnh này nếu không được điều trị kịp thời sẽ để lại các biến chứng  nghiêm trọng. Đây là bệnh cần điều trị lâu dài, đòi hỏi sự kiên trì và tuân thủ phác đồ điều trị nghiêm ngặt của gia đình người bệnh. Bác sĩ khuyến cáo, viêm xương tủy nếu không điều trị kịp thời hoặc điều trị không đầy đủ có thể gây viêm rò kéo dài, mất đoạn xương, biến dạng chi gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến vận động sinh hoạt hàng ngày.

Viêm xương tủy cấp chủ yếu gặp ở tuổi học đường tuổi từ 6-16, chiếm  80% số ca mắc bệnh. Giai đoạn đầu dấu hiệu mơ hồ, không rõ ràng, dễ bỏ qua. Thông thường trẻ bỗng nhiên sốt cao, nhiễm trùng nhẹ. Trẻ kêu đau quanh chi, hạn chế hoạt động trái với thường lệ. Khám thấy sưng nề nhẹ quanh đầu xương, hay gặp nhất viêm xương quanh gối, ấn vào khớp không đau. Ở giai đoạn muộn khi viêm đã phá ra tổ chức phần mềm, toàn thân bệnh nhân có hội chứng nhiễm khuẩn, trùng rõ.

MỚI - NÓNG
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.