Cẩn thận với trái tim của bạn

Ảnh minh họa: Internet
Ảnh minh họa: Internet
Đang ngồi nói chuyện với cả nhà sau bữa ăn tối, chị Tô Thanh Lan (49 tuổi, ở Điện Biên Phủ, Q10, Tp.HCM)) thời gian gần đây thường cảm thấy hồi hộp, đánh trống ngực, tưởng rằng chỉ điềm báo về mặt linh cảm gì đó.

Nhưng những ngày sau đó, khi cả nhà ngồi xem phim chị Lan lại có cảm giác nóng bừng khắp cơ thể và thấy khó chịu bứt rứt trong người. Mới đầu chị nghĩ sự xuất hiện những triệu chứng đó do dạo này chị làm việc nhiều quá. Chi Lan đã giảm mức độ công việc tuy nhiên hiện tượng này vẫn tiếp tục và kéo dài. Lúc này chị Lan mới hốt hoảng đi khám và phát hiện chị vừa bị tăng huyết áp, vừa tăng lipit máu.

 Bác si khám bệnh cho biết, chị Lan đang trong quá trình mãn kinh nên cơ thể thường có những biểu hiện bất thường, và chị Lan có dấu hiệu của bệnh tim cũng không phải là ngoại lệ. Phụ nữ ở độ tuổi mãn kinh như chị Lan rất dễ mắc các bệnh tim mạch, nếu không biết cách cân bằng cuộc sống và các chế độ ăn uống luyện tập thì rất dễ sinh bệnh. Bác sĩ đã tư vấn cho chị Lan về chế độ dinh dưỡng, về lịch làm việc cũng như các biện pháp làm hạn chế sự phát triển của bệnh tim.

Vì sao mãn kinh lại ảnh hưởng đến tim?

Theo PGS.TS Đoàn Văn Đệ (Chủ nhiệm bộ môn Tim-Thận-Khớp-Nội tiết, Bệnh viện 103 - Học viện Quân y, Hà Nội): Khi đến tuổi tiền mãn kinh, lượng hormone sinh dục bị giảm đáng kể và kèm theo đó là hệ lụy các bệnh liên quan đến tim mạch (huyết áp cao, bệnh mạch vành…), có thể liên quan đến việc nguy cơ nhồi máu cơ tim hay đột quỵ và nguy cơ tử vong cao. Vì thế hãy cẩn thận với trái tim của bạn khi bước vào độ tuổi mãn kinh.

PGS.TS Đoàn Văn Đệ

PGS.TS Đoàn Văn Đệ

Giai đoạn mãn kinh và trước đó thường có những hoạt tố thay đổi, dẫn đến sự biến đổi về tâm sinh lý của chị em phụ nữ như:

- Tính tình hay cáu gắt, dễ xúc động nguyên nhân là do nồng độ estrogen suy giảm, các mạch máu có thể bị giãn ra nhanh chóng và làm cho nhiệt độ da bạn tăng lên. Cơn bốc hỏa này có thể kéo dài từ 30 giây đến 30 phút.

- Rối loạn chuyển hóa dẫn đến thừa cân, béo phì, tăng trọng lượng ở phụ nữ, chỉ số vòng bụng, vòng hông sẽ tăng lên…… kèm theo các hệ quả mạch máu như xơ vữa động mạch, mạch vành dẫn đến bệnh tim thiếu máu cực bộ và có thể dẫn đến bệnh tim thực sự.

- Rối loạn chu kỳ kinh nghiệm thay đổi về số lượng, tính chất và màu sắc của kinh nguyệt. Đặc biệt hệ thống tim mạch có biểu hiện hồi hộp, tim đập nhanh, khó chịu, huyết áp tăng nhẹ. Đó là biểu hiện của rối loạn vận mạch.

Mãn kinh là quy luật tất yếu của cuộc sống, khi hết sạch kinh nguyệt các triệu chứng sẽ mất đi, nhưng nếu còn các biểu hiện bốc hỏa, hồi hộp hay đánh trống ngực kéo dài thì nên đi khám. Bởi vì sự giảm thiểu estrogen ở tuổi mãn kinh sẽ tăng nguy cơ bệnh tim mạch, nhồi máu cơ tim.

Giữ cho trái tim an toàn

Cũng theo PGS.TS Đoàn Văn Đệ: Để làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim trong độ tuổi mãn kinh trước hết người phụ nữ nên trang bị cho mình kiến thức nhất định:

Chế độ ăn hợp lý: Thành phần thức ăn đầy đủ, cân đối giữa lượng đạm, chất béo và chất đường, chế độ dinh dưỡng giảm mỡ. Sử dụng các loại vitamin có trong rau xanh, trái cây và thực phẩm tươi sống. Sử dụng các sản phẩm được chế biến từ đậu tương vì trong đậu tương có hậu tố chất sinh dục nữ làm trẻ hóa, bảo vệ làn da, giúp quá trình bài tiết hormone tốt hơn.

Lưu ý: Nên ăn nhạt một cách vừa phải tránh giữ nước và tăng huyết áp; Tránh các chất kích thích như rượu, bia, cà phê, thuốc lá; Để tránh những cơn bốc hỏa thường gặp cần uống nhiều nước đủ lượng nước trong ngày từ 1-2 lít.

Lối sống là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến tim mạch. Không để mình rơi vào trạng thái quá căng thẳng sẽ làm cho các triệu chứng tiền mãn kinh biểu hiện rầm rộ hơn, và có thể ảnh hưởng đến tim mạch và huyết áp. Vì vậy, cần tạo cho mình đời sống tinh thần vui tươi lạc quan, và chú ý bảo vệ sức khỏe của chính mình.

Cần tập thể dục thể thao thường xuyên để duy trì sự dẻo dai, giúp máu tuần hoàn đều khắp cơ thế. Với sự luyện tập phù hợp sẽ duy trì vóc dáng, giúp tinh thần lạc quan, minh mẫn.

Khám phụ khoa: định kỳ 6 tháng 1 lần để phát hiện, ngăn ngừa và kiếm soát các bệnh có liên quan đến tim mạch, loãng xương, tiểu són do stress, tăng cân.

Thanh Thu

Bài viết có sự tư vấn của PGS.TS Đoàn Văn Đệ

(Chủ nhiệm bộ môn Tim-Thận-Khớp-Nội tiết, BV 103 - Học viện Quân y, Hà Nội)

MỚI - NÓNG
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.